Thống kê bê bối của Cơ quan mật vụ Mỹ
ngay từ những ngày đầu tháng 7-2015, Ban Giám đốc Công an TP HCM đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) triển khai đợt cao điểm triệt phá hàng chục đường dây chuyên sản xuất mỹ phẩm và thực phẩm chức năng giả, thức ăn gia súc chứa chất cấm và các loại tân dược mà đặc biệt là các loại dụng cụ và thuốc kích dục không rõ nguồn gốc.
Chủ tịch HOGRC Jason Chaffetz thậm chí còn tuyên bố "Tổng thống đang gặp nguy hiểm và thực sự lo lắng cho sự an toàn của ông ấy". HOGRC cũng cảnh báo, trong 3 đời Giám đốc SS gần đây nhất, bao gồm cả ông Joseph Clancy, nhiều thông tin sai lệch đã được báo cáo lên Ủy ban này.
Báo cáo còn cho rằng, Cơ quan mật vụ Mỹ đang trong giai đoạn khủng hoảng và tất cả các sự cố xảy ra là hậu quả của việc này - cắt giảm ngân sách, quản lý yếu kém và các vấn đề về nhân sự. Cách đây không lâu, 2 nhân viên của Cơ quan mật vụ Mỹ bị phát hiện đang ngủ gật trong khi làm việc và họ đều được trả tiền làm thêm giờ từ 30 tới 60 tiếng trước đó.
Nhân viên mật vụ Mỹ bảo vệ Tổng thống Barack Obama. |
Theo thống kê, kể từ khi vào Nhà Trắng (20-1-2009) đến nay, vợ chồng cùng con gái Tổng thống Barack Obama nhận khoảng 30 lời hăm dọa/ngày. Hơn 10 ngày trước (khoảng 14 giờ 45 ngày 26-11 (theo giờ địa phương), một người đàn ông quấn cờ Mỹ trên người đã trèo qua hàng rào vào Nhà Trắng, khiến tòa nhà này phải đóng cửa vào thời điểm gia đình Tổng thống Barack Obama đang trong kỳ nghỉ lễ Tạ ơn. Và theo người phát ngôn của Cơ quan mật vụ Mỹ Robert Hoback, người đàn ông này tên là Joseph Caputo đã bị khống chế và bắt giữ.
Gần 1 tháng trước (9-11), nhân viên mật vụ Lee Robert Moore, 37 tuổi, đã gửi những bức hình khiêu gợi và tin nhắn dâm ô cho 1 cô gái mới 14 tuổi khi đứng cách Phòng Bầu dục trong Nhà Trắng chỉ vài bước. Lee Robert Moore đã thừa nhận với cảnh sát việc muốn quan hệ với cô gái 14 tuổi kể trên, và từng sử dụng các phần mềm hẹn hò để bắt quen và trò chuyện với nội dung dâm ô với nhiều trẻ vị thành niên khác. Trước đó, tờ Washington Post còn dẫn lời một nữ nhân viên mật vụ tố cáo sếp có tên Xavier Morales tấn công tình dục. Giám đốc SS Joseph Clancy thừa nhận vụ việc trên là "đáng lo ngại và không thể chấp nhận".
Điều đáng nói là chỉ trong 3 năm qua, có tới 3 Giám đốc SS từ chức, nhiều nhân viên mật vụ bị sa thải, thuyên chuyển hoặc kỷ luật. Cũng theo thống kê, cuối tháng 9-2014, SS có 6.367 nhân viên làm việc, nhưng 1 năm sau con số này giảm còn 6.315 người, mức thấp nhất trong 1 thập kỷ qua. Về phần mình, Giám đốc SS Joseph Clancy vừa tuyên bố (được tờ The Washington Post đăng tải) sẽ ban hành một số cải cách để chấn chỉnh hoạt động của cơ quan này, nhưng điều đó không thể diễn ra một sớm một chiều.
Được biết, SS đang có kế hoạch tăng thêm 280 nhân viên, tái cấu trúc và quản lý cũng như mở rộng đào tạo cho đội ngũ hiện tại nhằm đối phó có hiệu quả với các thách thức. Hơn 1 năm trước (tháng 9-2014), nhân viên SS không kiểm tra kỹ một người đàn ông giả làm chính khách Donald Payne Jr. và nói chuyện với Tổng thống Barack Obama tại bữa tối ở thủ đô Washington.
Trước đó, cựu chiến binh Omar Gonzalez, 42 tuổi, mang dao trèo hàng rào vào Nhà Trắng (19-9-2014) và bị bắt khi đang tìm cách chạy tới rất gần một cánh cửa dẫn vào tòa bạch ốc. Ngày 16-9-2014, tại một sự kiện ở Atlanta, nhân viên mật vụ đã lơ là khi để cho một nhân viên bảo vệ mang súng đi cùng thang máy với Tổng thống Barack Obama. Và vì vụ này mà Giám đốc SS khi đó là bà Julia Pierson đã phải ra đi (1-10-2014).
Hơn 3 năm trước (tháng 4-2012), khi Tổng thống Barack Obama đến Cartagena, Colombia để tham dự Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ, 11 nhân viên mật vụ và binh sĩ Mỹ đã tổ chức tiệc tại câu lạc bộ sang trọng và đưa khoảng 20 gái mại dâm về khách sạn Caribe, nơi họ đang ở. Vụ việc bị vỡ lở sau tranh cãi về giá cả giữa gái gọi Dania Suarez với nhân viên mật vụ. Khi đó, ông Mark Sullivan là Giám đốc SS đã phải điều trần trước Ủy ban An ninh nội địa Thượng viện Mỹ (23-5-2012) và tại thời điểm đó, đây là lần thứ hai người đứng đầu Cơ quan mật vụ Mỹ phải giải trình về những bê bối của nhân viên. Sau đó (tháng 3-2014), khi Tổng thống Mỹ tới Hà Lan, 3 nhân viên chịu trách nhiệm bảo vệ ông Barack Obama đã bị đình chỉ công tác và đuổi về nước do say xỉn.
Gần 9 tháng trước (18-3), hãng CNN từng dẫn lời Giám đốc SS Joseph Clancy về những sai sót trong công tác quản lý, cùng biện hộ - một số nhân viên mật vụ đã dùng rượu như một cách giải tỏa căng thẳng khi phải làm việc liên tục 12 giờ/ngày.