Tăng "sức chiến đấu" cho lực lượng chống khủng bố
- Lực lượng chống khủng bố Iraq được Mỹ huấn luyện bị tố phạm tội ác chiến tranh
- Đề xuất thành lập lực lượng chống khủng bố online
- Không thành lập mới lực lượng chống khủng bố
Trước đó, 2 tờ Het Laatste Nieuws và De Morgen của Bỉ cùng đưa tin về việc một số cửa hàng bán lẻ được khuyến cáo phải trình báo các trường hợp khách hàng bị tình nghi tấn công khủng bố. Bộ trưởng Kinh tế Bỉ Kris Peeters cho biết, nhiều cửa hàng sửa chữa, bán sơn và hiệu thuốc đã nhận được chỉ dẫn ban đầu về cách nên phản ứng nếu thấy một khách hàng mua một số lượng lớn các loại hàng hóa nguy hiểm như axeton, axit sunfuric hay phân bón.
Và đây là sự cụ thể hóa một chỉ thị hiện hành của Liên minh châu Âu (EU) trong công tác chống khủng bố.
Về phần mình, cảnh sát Tây Ban Nha cũng vừa bắt một người đàn ông mang quốc tịch Maroc, tại thị trấn Manresa, với cáo buộc kích động thánh chiến qua mạng xã hội. Trước đó, cảnh sát nước này từng bắt 30 phần tử khủng bố thuộc IS mang quốc tịch Maroc, trong đó có 10 phụ nữ, đang hoạt động tại Tây Ban Nha.
Ngày 17/9, Cảnh sát Pháp phải triển khai lực lượng đặc nhiệm và phong tỏa khu vực Les Halles thuộc quận 1 của Paris từ 16-17 giờ, sau khi nhận được tin báo về một vụ tấn công vào nhà thờ Saint-Lieu ở khu vực Saint-Denis.
Nhưng sau đó Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve xác nhận đó là "báo động giả" và đang điều tra vấn đề này. Trước đó, Cảnh sát Pháp đã bắt một thiếu niên có liên hệ với IS và bị cáo buộc nhận thực hiện một vụ tấn công ở nước này. Thiếu niên này đã liên lạc với Rachid Kassim, phần tử IS bị tình nghi đứng sau các vụ giết người ở Pháp hồi tháng 6 và tháng 7 vừa qua.
Lực lượng Cảnh sát Bỉ. |
Vụ việc diễn ra trong bối cảnh Thủ tướng Pháp Manuel Valls mới cảnh báo, nước này đang đối mặt với mối đe dọa từ khoảng 15.000 phần tử cực đoan trong nước. Văn phòng Công tố Pháp vừa thông báo, 3 phụ nữ (Ines Madani, Sarah và Amel, bị bắt hôm 8/9) bị tình nghi âm mưu cho nổ chiếc xe Peugot 607 chứa các bình gas gần Nhà thờ Đức Bà tại thủ đô Paris đã bị buộc tội khủng bố. Ngoài 3 "nữ quái" này, đối tượng Ornella cũng bị cáo buộc lên kế hoạch tấn công bạo lực tại Pháp.
Bởi theo nhân viên điều tra, cảnh sát đã phát hiện thấy dấu vân tay của Ornella trong chiếc xe Peugeot 607 kể trên. Tuy chưa có thống kê chi tiết như ở Mỹ, nhưng chi phí cho cuộc chiến chống khủng bố tại Pháp phải ở mức 2%-3% GDP. Và lực lượng cảnh sát, an ninh và tình báo Pháp đã phải "chạy hết công suất" kể từ sau vụ khủng bố tại tòa soạn Charlie Hebdo ở thủ đô Paris đầu năm 2015 đến nay.
Còn theo tờ Focus, vụ bắt giữ 3 nghi can IS ở bang Niedersachsen và Schleswig-Holstein tại Đức xuất phát từ thông tin của tình báo Mỹ. Bởi Mỹ đã cung cấp cho Đức những bức ảnh về 3 người đàn ông Syria vừa bị bắt từng đăng ký tị nạn tại thành phố Boostedt thuộc bang Schleswig-Holstein. Tuy cơ quan chức năng Đức đã theo dõi chặt chẽ 3 người này, nhưng gặp nhiều khó khăn bởi chúng thường xuyên thay sim điện thoại.
Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere cho rằng, những đối tượng người Syria vừa bị bắt hoạt động theo sự ủy nhiệm của IS từ tháng 11/2015. Giới truyền thông cho biết, sáng 13-9, lực lượng đặc nhiệm gồm nhân viên của Cục Hình sự liên bang, cảnh sát liên bang và cảnh sát các bang ở Đức đã đồng loạt ra quân để bắt 3 nghi can kể trên.
Trước đó, Bộ trưởng Nội vụ Thomas de Maiziere cảnh báo, số lượng đối tượng Hồi giáo nguy hiểm ở Đức đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, bởi có ít nhất 520 đối tượng (chưa kể 360 đối tượng có quan hệ gần gũi với chúng) có thể thực hiện các vụ tấn công khủng bố.
Theo ông Thomas de Maiziere, Đức đang phải đối mặt với 2 nguy cơ hiện hữu - từ các nhóm chiến binh nước ngoài, và từ "sói đơn độc" cuồng tín. Và chúng đã bí mật vào châu Âu để thực hiện kế hoạch khủng bố. Do đó, cảnh sát Đức đang phải nỗ lực hết sức để theo dõi chặt chẽ các đối tượng khủng bố tiềm tàng.
Theo giới chức Đức, 1/3 trong khoảng 6.000 tay súng người nước ngoài đang chiến đấu trong hàng ngũ IS có thể sẽ quay về nước và phần lớn họ bị cực đoan hóa mạnh mẽ, được huấn luyện quân sự và rất thiện chiến.
Hãng NBCNews vừa dẫn lời nhà chức trách Đức cho biết, lần đầu tiên trong hơn 70 năm qua, quân đội Đức được huy động để diễn tập chống khủng bố cùng cảnh sát. Trung tướng Martin Schelleis, người đứng đầu các lực lượng hỗ trợ liên quân Đức nhấn mạnh, nhiệm vụ chống khủng bố vẫn chủ yếu do cảnh sát đảm nhận, quân đội chỉ được huy động khi có nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công khủng bố trên quy mô lớn. |