Nữ Tổng thống Brazil Dilma Rousseff sẽ tái xuất?
- Tổng thống Brazil Dilma Rousseff sẽ sớm từ chức?
- Chuẩn bị luận tội Tổng thống Dilma Rousseff?
- Những cáo buộc mới đối với Tổng thống Brazil Dilma Rousseff
- Uy tín của nữ Tổng thống Dilma Rousseff “lao dốc”
Đồng thời bày tỏ mong muốn đẩy nhanh thủ tục đưa bà Dilma Rousseff ra xét xử. Bởi ông Eliseu Padilha lo lắng trước việc bà Dilma Rousseff không bị bãi nhiệm, thậm chí không loại trừ việc các nghị sĩ sẽ bỏ phiếu ủng hộ nữ Tổng thống từng bị bãi nhiệm vào phút chót.
Theo giới truyền thông, Thượng viện Brazil sẽ nhóm họp dưới sự chủ trì của Chánh án Tòa án tối cao liên bang Ricardo Lewandoswki và bỏ phiếu một lần nữa để xem xét có chính thức bãi nhiệm bà Dilma Rousseff hay không. Và nếu có ít nhất 2/3 nghị sĩ, tương đương với 54/81 nghị sĩ tại Thượng viện bỏ phiếu thông qua, tới lúc đó bà Dilma Rouseff mới bị bãi nhiệm.
Và khi đó ông Michel Temer mới chính thức đảm nhiệm chức tổng thống cho tới hết nhiệm kỳ vào tháng 12-2018.Trước đó (2-6), Tổng thống lâm thời Michel Temer cùng các nghị sĩ của đảng Phong trào dân chủ (PMDB) cầm quyền đã đề xuất đẩy nhanh thủ tục để đưa bà Dilma Rousseff ra xét xử sớm nhất có thể. Đề xuất của PMDB với Ủy ban đặc biệt Thượng viện sớm hơn 20 ngày so với dự kiến ban đầu (sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 7).
Chủ tịch Ủy ban đặc biệt Thượng viện Raimundo Lira thông báo, sẽ tham vấn Chánh án Tòa án tối cao liên bang Ricardo Lewandowski về đề xuất của PMDB.
Tổng thống bị đình chỉ chức vụ của Brazil Dilma Rousseff. |
Động thái kể trên diễn ra sau khi giới truyền thông Brazil liên tục đăng tải những bằng chứng cho thấy, nhiều thành viên trong chính phủ của Tổng thống lâm thời Michel Temer liên quan tới vụ bê bối tham nhũng tại Tập đoàn dầu khí quốc gia Petrobras. Và vì việc này nên 2 bộ trưởng đã buộc phải từ chức bởi cản trở quá trình mở rộng cuộc điều tra đối với các nghi can của vụ tham nhũng ở Petrobras.
Ông Jose Eduardo Cardozo, luật sư của bà Dilma Rousseff khẳng định, đây là một kế hoạch đảo chính chống lại nền dân chủ và phản đối đề xuất kể trên của PMDB bởi ảnh hưởng tới quyền bào chữa của nữ Tổng thống. Đồng thời khẳng định, sẽ yêu cầu Tòa án tối cao liên bang bác bỏ đề nghị này.
Ngoài ra, luật sư Jose Eduardo Cardozo cũng yêu cầu, được sử dụng các bằng chứng về việc 2 thành viên nội các (Bộ trưởng Bộ Minh bạch Fabiano Silveira và Bộ trưởng Kế hoạch Romero Juca) vừa từ chức để chứng minh cho âm mưu lật đổ bà Dilma Rousseff. Trước đó (31-5), Công đảng của bà Dilma Rousseff đã yêu cầu bãi nhiệm chức vụ của 11/22 bộ trưởng trong nội các của chính phủ lâm thời với cáo buộc những người này vi phạm Hiến pháp và không đủ tư cách đạo đức.
Yêu cầu này được nghị sĩ Afonso Florence, thủ lĩnh Công đảng tại Hạ viện, trình lên Ủy ban Đạo đức của Phủ Tổng thống (chỉ 1 ngày sau khi Bộ trưởng Bộ Minh bạch Fabiano Silveira từ chức).
Ngày 30-5, Bộ trưởng Bộ Minh bạch Fabiano Silveira (được giao nhiệm vụ chống tham nhũng) đã từ chức, chỉ vài giờ sau khi ông bị cáo buộc tìm cách làm chệch hướng một cuộc điều tra tham nhũng trước khi nhậm chức trong chính phủ của Tổng thống lâm thời Michel Temer.
Theo cuộn băng ghi âm rò rỉ (do Đài Truyền hình TV Globo công bố) cho thấy, trong cuộc trò chuyện với Chủ tịch Thượng viện (người đang đối mặt với cáo buộc nhận hối lộ), ông Fabiano Silveira đã chỉ trích các công tố viên và kiến nghị ông Renan Calheiros tìm cách thoát khỏi vụ bê bối này. Tổng thống lâm thời Michel Temer đã bổ nhiệm luật sư Torquato Jardim, nguyên thành viên Tòa án tối cao liên bang, thay thế ông Fabiano Silveira làm Bộ trưởng Bộ Minh bạch.
Điều đáng nói là ông Torquato Jardim từng tuyên bố, nếu bà Dilma Rousseff bị đưa ra xét xử, ông Michel Temer cũng phải hầu tòa bởi từng đảm nhiệm chức Phó Tổng thống.
Theo giới truyền thông, chưa đầy 3 tuần kể từ khi chính phủ lâm thời nhậm chức (12-5) đã có 2 bộ trưởng phải từ chức và 3 thành viên nội các đang bị điều tra do bị tình nghi nhận hối lộ từ Petrobras, khiến uy tín của đảng cầm quyền PMDB và ông Michel Temer bị giảm sút nghiêm trọng.
Nhiều người dân Brazil bắt đầu cho rằng, ông Michel Temer và đảng cầm quyền PMDB đã cố gắng lật đổ nữ Tổng thống Dilma Rousseff, để hạn chế các cuộc điều tra tham nhũng chống lại mình. Tổ chức Minh bạch quốc tế có trụ sở tại Berlin, Đức vừa tuyên bố, sẽ ngừng đối thoại với chính phủ của ông Michel Temer cho đến khi một cuộc điều tra đầy đủ được tiến hành và một quan chức có đủ uy tín được bổ nhiệm trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Ngày 4-6, báo chí Brazil dẫn lời khai của cựu Chủ tịch công ty Transpetro, ông Sergio Machado về việc đã hối lộ 3 lãnh đạo PMDB (Chủ tịch Thượng viện Renan Calheiros, cựu Tổng thống Jose Sarney và cựu Bộ trưởng Kế hoạch Romero Juca) với số tiền 20 triệu USD.