Những nghi vấn sau cái chết của Tổng thống Hugo Chavez

Thứ Hai, 25/03/2013, 15:46

Phó tổng thống Venezuela vừa xác nhận, Tổng thống Hugo Chavez đã qua đời ở tuổi 58 sau một thời gian chống chọi với bệnh ung thư. "Chaves vẫn sống mãi", những quan chức đứng xung quanh ông hô vang. Nhưng sau cái chết của ông, một câu hỏi được đặt ra.

Ông Chavez, 58 tuổi, phải nằm viện từ ngày 18/2 để tiếp tục hóa trị sau hai tháng chữa bệnh tại Cuba hồi tháng 12 và từng trải qua 4 lần phẫu thuật vì ung thư từ tháng 6/2011.

Sau 14 năm dưới sự cầm quyền của ông Chavez, đến nay Venezuela có khả năng phải tiến hành bầu cử sớm, với sự cạnh tranh giữa Phó tổng thống Maduro, người được ông Chavez ủng hộ và lãnh đạo phe đối lập Henrique Capriles.

Những suy đoán gây náo động

Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos mới đây cũng được thông báo rằng, ông bị ung thư tuyến tiền liệt nhưng chỉ là khối u nhỏ, không đáng lo ngại. Ông là nhà lãnh đạo châu Mỹ Latin mới nhất mắc bệnh này. Ngoài ra, còn có cả một danh sách các nhà lãnh đạo đang đấu tranh chống lại căn bệnh hay những nhà lãnh đạo hiện tại đang điều trị căn bệnh này bao gồm; Tổng thống Brazil-Dilman Rousseff; người tiền nhiệm của Rousseff-Luiz Inácio, ông Lula da Silva; và Tổng thống Paraguay -Fernando Lugo.

Tổng thống Argentine -Cristina Fernández de Kirchner cũng được chẩn đoán bị ung thư tuyến giáp cách đây không lâu, việc mắc căn bệnh ung thư của bà giống với nhiều cựu tổng thống khác, đã bắt đầu có những suy đoán gây náo động chưa từng thấy trên thế giới. Nguyên nhân nào khiến hàng loạt các Tổng thống Mỹ Latinh bị ung thư đeo đẳng?

Nhìn vào danh sách ngày càng tăng các nhà lãnh đạo mắc bệnh ung thư, mọi người kết luận rằng, sự thật, rất có thể tồn tại một mối liên hệ nào đó. Tuy nhiên, rất có thể những con số thống kê mà chúng ta đang tìm kiếm chỉ là sự lừa bịp vì khi các nền dân chủ được lập nên sẽ tạo ra các cuộc đấu đá nhau giữa các tổng thống. Trường hợp ngoại lệ là Chávez. Tạm gác Venezuela sang một bên, Mỹ Latinh thông thường sẽ chào đón ( hay hạ bệ) hai hoặc ba tổng thống mỗi năm. Càng có nhiều tổng thống mới nổi lên thì càng tăng số vụ mắc bệnh ung thư của các nhà đứng đầu chính phủ này được phát hiện - dù là hiện tại hay trước đây- sẽ càng nhiều.

Yếu tố khác cần xem xét đó là sự tiến bộ nhanh của các kỹ thuật chẩn đoán. Với trình độ khoa học phát triển, các nhà lãnh đạo, các doanh nhân, và những chuyên gia hàng đầu có thu nhập cao được kiểm tra đều đặn thường xuyên bằng kỹ thuật tinh vi; và kết quả căn bệnh sẽ sớm được phát hiện. Nhiều tổng thống mắc các bệnh ung thư cũng đã được phát hiện và chữa trị nhanh như vậy. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các kỹ thuật tinh vi trên không thể chẩn đoán cho tới khi bệnh phát triển ở giai đoạn cuối. Thời điểm đó, các nhà lãnh đạo gần như không cần bất cứ sự giúp đỡ nào. Thậm chí, một số tổng thống không ý thức được chính căn bệnh ung thư sẽ giết chết họ.

Nhân tố thứ ba cũng đáng quan tâm là, một số loại ung thư chỉ đơn giản xuất hiện nhiều vào thời gian này-vì những lý do khác nhau, trong đó có các chất tạo màu thực phẩm công nghiệp từng bị loại bỏ khỏi thị trường. Hay lý do, rất nhiều người thích chăm sóc làn da của mình dưới ánh nắng; song họ không biết rằng, những tia nắng có thể sẽ dẫn tới các trường hợp ung thư da.

Khi các khối u nhỏ phát triển

Thực tế, có một số ý kiến cho rằng, vị trí quyền lực có tác động qua lại tới các loại ung thư; ít nhất khi xét về khả năng lan nhanh của căn bệnh. Mới đây, Garth H.Rauscher-phó giáo sư nghiên cứu bệnh dịch tại trường Đại học Y tế Cộng đồng Chicago Illinois (Mỹ)-đã trình bày nghiên cứu về mối liên quan giữa mức độ căng thẳng  với các khối u đang lan rộng ở các bệnh nhân ung thư vú. Theo đó, càng nhiều áp lực sẽ làm cho các khối u lan rộng hơn và ngược lại. Nghiên cứu của Garth H. Rauscher dựa trên 2.000 trường hợp đã cho thấy mối tương quan rất rõ ràng này.

Qua công việc của Tiến sỹ William Li-Chủ tịch tổ chức Angiogenesis Foundation-cũng có thể rút ra một mối liên hệ. Suốt quá trình nghiên cứu, Li đã tìm thấy rằng, 40% tất cả phụ nữ từ 40- 50 tuổi  đã chết vì tai nạn xe, thường  xuất hiện các "khối u nhỏ" (các khối u này có kích thước tương đương với đầu một chiếc bút bi) trong cơ thể họ. Ông cũng khám phá ra rằng, một nửa trong số những người đàn ông từ 50- 60 tuổi cũng có các khối u nhỏ như vậy trong tuyến tiền liệt của họ. Và khi bước vào tuổi 70, hầu như tất cả mọi người-cả nam và nữ-có những khối u nhỏ như vậy…trong tuyến giáp, giống như của bà Cristina Kirchner.

Tổng thống Argentine -Cristina Fernández de Kirchner được chẩn đoán mắc ung thư.

Sau đó, tại sao không phải tất cả mọi người đều bị bênh? Theo Li, lý do bởi vì hầu hết các khối u nhỏ xíu này ở người bình thường không có đủ oxy và chất dinh dưỡng để phát triển. Bằng cách lý giải logic này, có thể suy đoán rằng, một số người bị áp lực thường xuyên như các nhà lãnh đạo sẽ tạo điều kiện cho các khối u này tìm cách để phát triển.

Robert M. Sapolsky-có lẽ là chuyên gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu mối liên hệ giữa áp lực và ung thư-đã lập luận rằng, những năm trước đây, căng thẳng ảnh hưởng tới sự phát triển căn bệnh ung thư ở con người. Sapolsky bộc lộ rằng, những người đang phải đối mặt với các tác nhân gây căng thẳng chẳng hạn như sự buồn chán lâu dài có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vào những năm sau này. Theo lập luận này, suốt thời kỳ căng thẳng, cơ thể sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch ở nhiều khu vực. Nói cách khác, cơ thể sẽ không còn được bảo vệ bởi các hệ thống miễn dịch nữa.

Một giả thuyết chưa được chứng minh và chắc chắn sẽ còn gây ra tranh cãi là, tại sao cơ thể của chúng ta lại gặp những nguy hiểm như vậy. Chúng ta là loài động vật có vú-không có cách nào đấu tranh khi bị tổn thương hay bị gieo mầm bệnh từ các đối thủ cạnh tranh hoặc động vật săn mồi? Hoạt động bình thường của hệ thống miễn dịch sẽ tạo nên những điều trái ngược; chẳng hạn cơ thể sẽ phản ứng lại như thế nào khi bị dị ứng. Bệnh làm chúng ta trông không giống người "bình thường", và đây được xem là một đặc trưng cơ bản để có thể sống sót trong những khu rừng hay trên những cánh đồng thảo nguyên thời xa xưa.

Những người đàn ông và phụ nữ nắm giữ quyền lực cao nhất trong hệ thống chính phủ ở Mỹ Latinh đã bị rất nhiều sức ép khi trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công từ đồng minh và những đối thủ của họ. Một vài trong số này là những kẻ rất độc đoán-thường xuyên soi mói và đánh giá từng dấu hiệu về điểm mạnh hay điểm yếu của các chính trị gia. Nói cách khác, đối với các tổng thống trong khu vực, căng thẳng liên tục xảy ra trở thành một quy luật tất yếu dễ sinh bệnh hơn là việc họ tìm cách loại trừ. Vì vậy, có thể lập luận logic rằng, chắc chắn hệ thống miễn dịch của các nhà lãnh đạo sẽ bị tổn hại.

Khi lập luận này trở thành sự thật thì không phải là tin tốt lành gì-và điều này đang diễn ra trong lịch sử ở một số nước Mỹ Latinh dù thể chế đó do chủ nghĩa độc tài, người thoát ly thực tế, hay các nhà lãnh đạo nắm quyền. Cuối cùng họ cũng bị mắc bệnh.

Thực tế, nếu những nhà lãnh đạo ít quan tâm tới công chúng thì họ ít bị căng thẳng hơn những người bình thường. Nhóm các nhà lãnh đạo thứ hai- những người chiến đấu bằng ý thức, biết nghiêng về cái đúng, họ tranh luận theo lối ôn hòa hơn, và vẫn giữ được ngoại hình cho tới khi họ bị bệnh.

Căn bệnh ung thư của các tổng thống ở Mỹ Latinh đang là một đề tài gây trang luận cho cả thế giới. Thực tế, ở các nơi khác trên thế giới ít xảy ra điều này. Ở châu Âu, châu Á, hiếm nhà lãnh đạo nào mắc bệnh ung thư khi đang còn cầm quyền? Nếu có cũng là không nhiều. Có thể bởi vì họ biết trút bỏ áp lực bằng việc rời bỏ hay trao lại quyền lực bất cứ khi nào cảm thấy cần thiết. Hoặc là họ bí mật nhờ sự trợ giúp của y học để giữ được sự cân bằng trong cuộc sống, nếu có căng thẳng thì cả thế giới có thể không bao giờ biết được.

Venezuela nghi ngờ ông Chavez bị đầu độc

Người dân Venezuela khóc thương khi nghe tin tổng thống Hugo Chavez qua đời tại bệnh viện quân sự Caracas.

Venezuela vừa cáo buộc "các kẻ thù lịch sử" của đất nước đã đầu độc Tổng thống Hugo Chavez, và tuyên bố trục xuất hai quan chức không quân Mỹ "có âm mưu gây bất ổn".

"Chúng tôi chắc chắn rằng, bệnh ung thư của ông Chavez bị gây ra bởi những kẻ thù lịch sử của đất nước chúng tôi"- AP dẫn lời phó Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố chỉ vài giờ trước khi thông báo Tổng thống Hugo Chavez qua đời vì ung thư ở tuổi 58.

Ông so sánh tình trạng này với cái chết của lãnh đạo Palestine Yasser Arafat và cho rằng, ông Arafat "bị cấy mầm bệnh" vào người. Phó tổng thống cũng cho hay, một ủy ban khoa học sẽ điều tra về khả năng bệnh của Chavez là do một cuộc tấn công của kẻ thù, đồng thời tuyên bố Venezuela đang trải qua "thời khắc khó khăn nhất".

Sau khi chính phủ Venezuela thông báo ông Chavez ở trong tình trạng nguy kịch, Maduro tuyên bố, nước này sẽ trục xuất một quan chức Mỹ thuộc không quân Hoa Kỳ vì bí mật theo dõi quân đội và có âm mưu gây bất ổn. AFP dẫn lời Ngoại trưởng Venezuela sau đó cho biết, có tổng cộng hai quan chức không quân Mỹ bị trục xuất.

Phía Mỹ xác nhận, một trong hai người là Thượng tá Không quân David Delmonico, đang trên đường trở về nước. "Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ tuyên bố của chính phủ Venezuela rằng, Mỹ liên quan đến bất cứ âm mưu nào nhằm làm mất ổn định chính phủ Venezuela. Hơn nữa, chúng tôi hoàn toàn phản đối cáo buộc của chính phủ Venezuela đối với ông David Delmonaco và trợ lý Devlin Kostal"- CBS News dẫn lời Lầu Năm Góc cho biết.

Tổng thống Venezuela Hugo Chavez từng cho rằng, có thể Mỹ đã phát triển một chiêu thức gây ung thư cho các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh. Cố Tổng thống từng cáo buộc: "Sẽ không có gì lạ nếu họ (Mỹ) phát triển công nghệ gây ung thư mà tới giờ vẫn không ai hay biết về điều đó. Tôi không biết, tôi không cáo buộc, nhưng tôi chỉ nghĩ sao thì nói vậy. Nhưng thật, thật kỳ lạ... Thật khó để giải thích điều đó, ngay cả khi vận dụng định luật xác suất"

Lài Nguyễn - Linh Thùy (tổng hợp)
.
.
.