Gia tăng nạn giả cảnh sát để trấn lột
Ngay sau đó, nhóm người lạ cướp toàn bộ số tiền và tẩu thoát. Vụ viêc nhanh chóng được báo cáo lên cảnh sát quận Taito, các nhà chức trách đang thu thập chứng cứ qua hệ thống camera an ninh để nhận diện các nghi phạm. Vụ việc đã làm chấn động Nhật Bản.
Trước đó, một vụ cướp táo tợn do một nhóm người Nhật gây ra đã làm rúng động dư luận Nhật Bản. Vụ việc xảy ra tại một khu chung cư ở thị xã Kamisato thuộc tỉnh Saitama, cách Tokyo hơn 80km, khi một nhóm nam giới giả danh cảnh sát cướp một túi xách chứa 500.000 yen của một phụ nữ ngoại quốc. Sau đó, một nam giới khác đã đuổi theo và bị nhóm cướp đâm trọng thương.
Cảnh sát Nhật phong tỏa một con đường ở Tokyo để điều tra. |
Nhóm cướp đã lên xe bỏ chạy và bị cảnh sát Nhật Bản truy đuổi. Sau đó toàn bộ 4 nghi phạm liên quan đến vụ việc này đều đã bị cảnh sát Nhật Bản bắt giữ hoặc tự ra đầu thú.
Chiều 20-2, một vụ cướp táo tợn đã xảy ra tại thành phố Fukuoka, tỉnh Kyushu của Nhật Bản, khi 3 kẻ cướp đeo mặt nạ cảnh sát giật một chiếc vali chứa hàng triệu USD tiền mặt từ một doanh nhân vừa rút tiền từ ngân hàng.
Cảnh sát và truyền thông địa phương cho biết những kẻ tấn công được cho là đã xịt hơi cay vào mặt doanh nhân 29 tuổi trên và giật chiếc vali kéo chứa 380 triệu yên ngay tại một bãi đỗ xe ở trung tâm thành phố Fukuoka. Số tiền này tương đương 3,5 triệu USD và nặng ít nhất 38kg. Những tên tội phạm xịt hơi cay và ra tay. Đây là vụ trộm cướp tài sản lớn nhất Nhật Bản từ Thế chiến II.
Hồi tháng 12 năm ngoái, cũng tại thành phố trên, một sự việc hy hữu đã xảy ra khi một toán cướp cải trang thành cảnh sát và yêu cầu một nhóm cướp khác giao nộp 100kg vàng thỏi (trị giá lên tới 5 triệu USD) trong lúc nhóm này đang trên đường đi bán số vàng trên. Cảnh sát địa phương cho biết nhiều khả năng vụ việc này có liên quan tới những băng nhóm tội phạm có tổ chức.
Mặc dù được biết đến là một đất nước an toàn, nơi các loại hình tội phạm đường phố như móc túi thường rất hiếm, song trên thực tế ở Nhật Bản vẫn tồn tại một thế giới ngầm do băng đảng tội phạm "yakuza" (mafia) điều hành bảo kê cho trộm cướp.
Tại Nhật Bản, vàng đang trở thành một mặt hàng hấp dẫn khi chính phủ nước này tăng thuế hàng hóa từ 5% lên 8% từ tháng 4-2014. Trong khi đó, mức thuế tại Hong Kong là 0%. Người mua sẽ lãi hơn nếu vàng từ Hong Kong hoặc một số quốc gia châu Á khác, đem bán ở Nhật Bản trên thị trường chợ đen. Nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai khi chính phủ dự định tăng thuế lên mức 10%.
Trong nửa đầu 2017, cảnh sát Nhật Bản phát hiện 294 vụ buôn lậu, trong đó 135 nghi phạm đến từ Hong Kong, 88 người đến từ Hàn Quốc và 27 người từ Singapore. Nhiều trường hợp nhập cảnh bằng visa du lịch. Những vụ buôn lậu gia tăng kéo theo nạn trộm cướp.
Theo Hãng thông tấn Kyodo News, ngành Ngân hàng Nhật Bản hiện đang mệt mỏi để giải quyết hậu quả vụ trộm quy mô cực lớn và vô cùng tinh vi xảy ra mới đây. Theo đó, đây không phải là một vụ tin tặc tấn công hệ thống dữ liệu để chuyển khoản mà là rút tiền mặt với số tiền thất thoát lên tới 1,4 tỷ yên (khoảng 13 triệu USD).
Sau nhiều ngày điều tra nước Nhật vẫn chưa thể tìm đáp án cho câu hỏi làm cách nào các thủ phạm có thể phối hợp hành động chính xác đến hoàn hảo, chỉ trong một thời gian ngắn có thể rút sạch tiền tại 1.400 cây ATM ở Thủ đô Tokyo và 16 tỉnh khác, rồi tẩu thoát với số tiền mặt lớn đến như vậy.
Cảnh sát điều tra vụ cướp chiều 20-2. |
Việc mà cảnh sát Nhật làm được lúc này chỉ là rà soát tất cả máy quay an ninh tại các điểm ATM nói trên để nhận dạng nghi phạm, đồng thời phối hợp với cảnh sát Nam Phi và Tổ chức Cảnh sát quốc tế Interpol phát lệnh truy nã toàn cầu.
Theo Kyodo News, kết quả điều tra sơ bộ mà cảnh sát đưa ra cho thấy, đã có khoảng 14.000 giao dịch được thực hiện từ khoảng sau 5 giờ đến trước 8 giờ sáng. Tổng số tiền cho mỗi lần rút là 100.000 yên. Đây là mức tối đa được thiết lập cho các máy ATM tại Nhật Bản.
Thế nhưng, theo những phân tích của Reuters thì giới chuyên môn các nước cảm thấy không quá bất ngờ khi tội phạm nhắm vào Nhật Bản. Bởi, hiện tại, Nhật Bản và các quốc gia đang phát triển ở châu Á vẫn cho lưu hành thẻ từ, vốn dễ làm giả hơn nhiều so với thẻ gắn chip.