Mỹ điều tra về mặt tối của hợp đồng vũ khí giữa Arab Saudi và hãng BAE
Theo đó, kết quả của cuộc điều tra hình sự tại Mỹ về cáo buộc hối lộ trong hợp đồng vũ khí trị giá 43 tỷ bảng giữa BAE và Arab Saudi đã được bưng bít sau một chiến dịch vận động bí mật. Những tài liệu sau đó mà The Guardian có được đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc hiếm hoi về những cuộc đàm phán hậu trường giữa một công ty luật của Mỹ do Hoàng tử Arab Saudi và Bộ Tư pháp Mỹ (DoJ) thuê.
Các cuộc thảo luận đã diễn ra trong cuộc chạy đua để DoJ hoàn thành một cuộc điều tra về thỏa thuận giữa Arab Saudi và công ty vũ khí lớn nhất của Anh, BAE vào năm 2010. Công ty luật có trụ sở tại Washington đã thừa nhận rằng họ thu được một loạt sự nhượng bộ từ các nhà điều tra, dẫn đến việc loại bỏ những chi tiết có khả năng gây hại.
Hoàng tử Bandar bin Sultan. |
Tài liệu này cũng làm sáng tỏ một trong những tranh chấp về vũ khí gây tranh cãi nhất trong lịch sử và nhấn mạnh đến độ dài được thực hiện để ngăn chặn việc tiết lộ bất kỳ thông tin nào có thể gây phương hại đến mối quan hệ của phương Tây với Arab Saudi.
Trên thực tế, vụ việc trở thành tâm điểm bởi trong tuần này, nhà lãnh đạo Arab Saudi, Hoàng tử Mohammed bin Salman sẽ tới gặp Thủ tướng Theresa May tại phố Downing trong chuyến thăm Anh. Tháng 11 năm ngoái, Hoàng tử Mohammed bin Salman đã thực hiện chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn.
Hoàng tử Bandar bin Sultan, người bị cáo buộc nhận hối lộ trong hợp đồng vũ khí đã trở thành một trong số 30 quan chức cấp cao của Arab Saudi bị quản thúc tại khách sạn Ritz-Carlton ở Riyadh. Các tài liệu cho thấy, Hoàng tử Bandar bin Sultan đã thuê một công ty vận động hành lang do cựu Giám đốc FBI Louis Freeh điều hành để nhận hơn 1 tỷ bảng Anh trong các khoản thanh toán bí mật của BAE.
Các khoản thanh toán từ BAE bị buộc phải thông qua một ngân hàng Mỹ tại Washington để kiểm soát. Số tiền cho mỗi lần thanh toán là 30 triệu bảng Anh và nó kéo dài suốt 10 năm qua. Còn Công ty Luật Freeh Sporkin & Sullivan (FSS) thì có nhiệm vụ thực hiện hàng chục cuộc họp, gọi điện thoại với luật sư của BAE và các quan chức chính phủ cấp cao của Mỹ để thuyết phục các điều tra DoJ loại bỏ bất cứ điều gì xác định Hoàng tử Bandar bin Sultan nhận hối lộ.
Họ cũng tìm mọi cách xóa bỏ các chi tiết về những khoản thanh toán bị cáo buộc tham nhũng, tuyên bố rằng đã đạt được "kết quả đáng chú ý" để "giải phóng" hoàng tử khỏi cuộc điều tra. Kết quả là Hoàng tử Bandar bin Sultan chưa bao giờ bị cáo buộc hoặc bị buộc tội bởi bất kỳ cơ quan chính phủ nào, bao gồm cả Bộ Tư pháp Mỹ, với bất kỳ vi phạm luật, quy định hoặc các tiêu chuẩn hành vi phù hợp khác.
Hãng tin The Guardian thì cho hay, những lời cáo buộc rằng BAE đã sử dụng các khoản thanh toán bất hợp pháp để ký hợp đồng với hợp đồng vũ khí lớn nhất từ trước tới nay với Arab Saudi đã xuất hiện từ những năm 1980 nhưng rồi bị "niêm phong" vào năm 1985.
Trong nhiều năm, Chính phủ Anh phủ nhận đã có bất kỳ tham nhũng. Văn phòng gian lận nghiêm trọng của Vương quốc Anh (SFO) đưa ra một cuộc điều tra vào năm 2004. Hai năm sau, chính quyền của Thủ tướng Tony Blair đột ngột chấm dứt cuộc điều tra của SFO, lập luận rằng sự tiếp tục của nó sẽ làm tổn hại đến an ninh quốc gia của Anh.
Một số loại vũ khí của hãng BAE. |
Năm 2007, DoJ đã bắt đầu điều tra riêng của mình sau khi có thông tin tiết lộ rằng BAE thanh toán thường xuyên cho Hoàng tử Bandar bin Sultan thông qua Ngân hàng Riggs ở Washington DC nhưng cũng không đem lại kết quả gì. Hoàng tử Bandar bin Sultan từng là Đại sứ Arab Saudi tại Mỹ trong hơn 20 năm cũng phủ nhận những cáo buộc về việc ông nhận khoản thanh toán từ BAE.
Ông nói rằng các khoản thanh toán bao gồm các quỹ chính thức của Arab Saudi và được sử dụng cho các mục đích đã được Bộ Quốc phòng Arab Saudi thông qua. Và cũng chính Hoàng tử Bandar bin Sultan sau đó được xác định là đã thuê Freeh, người đứng đầu FBI trong chính quyền của Tổng thống Bill Clinton cùng với hai cựu thẩm phán khác để thành lập Công ty Luật Freeh, Sporkin & Sullivan năm 2001.