Mỹ đầu tư kết nối tiền đồn ở Lục địa đen
- Châu Âu giành lại ảnh hưởng trên lục địa đen
- Lại một "Mùa xuân Arab" ở Lục địa đen?
- Nga âm thầm trở lại Lục địa đen
Tháng 4-2018, bộ tư lệnh này đã mua quyền truy cập vào chòm vệ tinh O3b Giải pháp Chính phủ SES - một mạng lưới các vệ tinh quỹ đạo trung bình sử dụng các đĩa vệ tinh 2,5 mét để cung cấp kết nối nhanh và mạnh như Verizon Fios mà người Mỹ dùng ở Washington, D.C.
Alice Hunt-Friend, cựu Giám đốc phụ trách các vấn đề châu Phi trong chính sách của Lầu Năm Góc, cho biết điều này không nhất thiết cho thấy một sự thay đổi lớn trong hoạt động của Mỹ ở lục địa này, nhưng đó là một dấu hiệu cho thấy Mỹ có nhu cầu lớn về kết nối và dữ liệu ở châu lục.
“Có khả năng, nguồn cung cấp nhu cầu dữ liệu lớn cho AFRICOM trên lục địa đen là các nền tảng ISR và hợp đồng này có thể cho thấy số lượng nền tảng, nhiệm vụ ngày càng tăng, hoặc cả hai”, theo ông Friend, hiện là thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế.
“Cũng có thể hợp đồng chỉ bảo vệ những khoảng trống, nhưng tôi đoán là giữa Somalia và địa điểm ở Nigeria, nhu cầu dữ liệu bắt đầu vượt quá cơ sở hạ tầng hiện tại”.
Bộ Tư lệnh châu Phi có một nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo khả năng làm việc với các đối tác liên minh khác nhau trên lục địa, cũng như các lực lượng Mỹ ở dưới, và đưa ra một thách thức từ góc độ CNTT, theo Đại tá Michael Fazen, người điều hành quản lý dịch vụ CNTT của bộ tư lệnh. “Ở đây, không có nhiều cáp quang”.
Các quan chức Lầu Năm Góc từ lâu đã chỉ ra những khoảng cách rộng lớn mà quân đội phải di chuyển khi làm việc ở châu Phi - khoảng cách là một phần lý do khiến họ phải mất nhiều giờ để đến viện trợ cho những người bị phục kích ở Nigeria năm ngoái.
Việc di chuyển nhân sự xung quanh các khu vực hoạt động khác nhau là vấn đề lớn, chưa nói đến việc kết nối chúng với cơ sở hạ tầng internet vĩnh viễn.
“Từ đỉnh Somalia xuống đến cực nam tương đương khoảng cách từ Maine đến miền Nam Florida - và đó chỉ là một quốc gia duy nhất”, Fazen nói.
Và mặc dù AFRICOM hiện đang đặt cáp internet nơi quân đội Mỹ đã được triển khai từ lâu, nhưng đó chỉ là một sự khởi đầu. “Nếu bạn nói đến Somalia, Djibouti - hay những khu vực như vậy, chúng ta có cáp quang để sử dụng”, Fazen nói. “Nhưng nếu bạn nói đến phía tây châu Phi, thì ở đó không có nhiều thứ mà chúng ta hiện có - và chắc chắn khu vực ở giữa là không có”.
Vì vậy, với hợp đồng mới, với căn cứ máy bay không người lái xa xôi ở Nigeria hoặc các địa điểm thậm chí còn bị cô lập hơn, quân đội sẽ có cách nhanh hơn, tốt hơn để kết nối an toàn với các mạng, truyền dữ liệu và liên lạc.
Ông Mike Blefko, Phó Chủ tịch Phát triển kinh doanh tại SES cho biết, độ trễ - thời gian cần thiết để thông tin di chuyển qua các vệ tinh O3b - giờ chỉ còn khoảng 150 mili giây. Độ trễ này ít hơn nhiều so với mức 500 mili giây cho các tín hiệu nảy từ các vệ tinh trên quỹ đạo không đồng bộ địa lý, và nó tạo ra sự khác biệt trong trải nghiệm của người lính.
"Các trang internet tải nhanh hơn, video truyền tải nhanh hơn. Bạn có thể chuyển tập tin video theo thời gian thực hoặc thậm chí bằng giọng nói. Với độ trễ trên 500 mili giây, có vẻ như bạn đang nói chuyện qua bộ đàm - bạn phải ngừng lại một lúc sau mỗi câu, trong khi ở đây, nó giống như bạn nói chuyện trên điện thoại di động", ông Blefko nói.
Thêm vào đó là dịch vụ lưu lượng cao - dịch vụ chuyển tập tin mất nhiều giờ thay vì nhiều ngày - và nó bắt đầu cho phép nỗ lực chiến đấu được kết nối nhiều hơn trên lục địa, bất cứ nơi nào AFRICOM quyết định đặt thiết bị mặt đất.