Lò sản xuất súng đạn khét tiếng ở Philippines

Thứ Ba, 30/07/2013, 10:54

Tiếng súng vang lên từ một nhà máy nằm ở ngoại ô Cebu, thành phố lớn thứ 2  ở Philippines. Nhưng tiếng súng ấy không phải là âm thanh báo hiệu một sự kiện bạo lực mà chính là âm thanh phát ra từ một khu thử nghiệm tại Shooters Arms, xưởng sản xuất súng lớn thứ 2 của Philippines.

Theo đó, hàng năm, chỉ riêng Shooters Arms đã sản xuất ra khoảng 20.000 khẩu súng lục và súng ngắn, 85% trong số vũ khí này được đem bán ở nước ngoài, với các thị trường quan trọng là Mỹ, Canada, Italia và Thái Lan. Giám đốc quản lý hoạt động của Shooters Arms là ông Romel de Leon với những kế hoạch lớn: ông Leon đang có tham vọng mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang những thị trường mới ở Đông Âu và thậm chí là Nam Mỹ. Việc kinh doanh của Leon đang có nhiều lợi thế cạnh tranh.

Đơn vị của ông có mức chi phí lao động thấp và lực lượng nhân sự có trình độ tay nghề cao, bằng cách sử dụng một sự nhuần nhuyễn các loại máy móc chuyên dụng và trình độ thẩm định chính xác nhằm sản xuất các loại vũ khí chất lượng cao. Đơn vị của ông Leon cũng có một thị trường nội địa khá màu mỡ. Người Philippines thích súng - ngay cả Tổng thống cũng là người đam mê súng một cách nhiệt tình - và cảnh sát quốc gia cho biết rằng có khoảng 1,2 triệu người đã đăng ký sử dụng các loại vũ khí trong nước.

"Hoạt động sinh kế thích hợp"

Trong một doanh nghiệp sản xuất súng đang còn gây tranh cãi, ông Leon có thể yêu cầu được bồi thường một cách hợp pháp nhằm làm cho thế giới an toàn hơn là gây nguy hiểm cho người không sử dụng súng. Nhiều công nhân mà Leon tuyển dụng đã đến từ thành phố Danao cạnh đó, Danao là nơi nổi tiếng bởi kỹ năng chế tạo súng điêu luyện, đặc biệt kể từ Thế chiến II, khi nhiều người dân Danao đã chế tạo súng nhằm chống lại sự xâm lăng của quân phiệt Nhật Bản.

Một trong những lý do khiến cho ông Leon thành lập Shooters Arms gần Danao là nhằm khai thác tiềm năng của những thợ chế tạo súng này, hầu hết họ đều không đăng ký và việc chế tạo súng hoàn toàn bất hợp pháp ngay bên trong nhà của họ suốt nhiều thập niên. Bằng vẻ tự hào, ông Leon nói: "Khi chúng tôi thành lập doanh nghiệp, chúng tôi đã thuê hơn 60% nhân viên từ Danao. Bằng cách tuyển mộ những người thợ giỏi tay nghề này, chúng tôi đã mang đến cho họ một sinh kế phù hợp bằng cách chấm dứt hoạt động sản xuất súng bất hợp pháp". Nhưng cho dù ông Leon đã sử dụng các thợ chế tạo súng người Danao cũng không có nghĩa là hoạt động buôn bán súng bất hợp pháp đã chấm dứt.

Ai có tiền là mua súng, không cần biết lý do

Tìm thợ chế tạo súng là việc dễ như ăn chuối tại Danao - chỉ cần hỏi bất kỳ ai tại địa phương này. Hiện tại, đang có một lệnh cấm mang súng ở Philippines. Trước cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 5/2013, nhiều thợ chế tạo súng ở Danao đã chuyển nhà từ trung tâm thành phố đến các ngôi nhà ở miền núi để tiện bề hoạt động phi pháp. Song tìm họ cũng không khó và hoạt động kinh doanh dường như không bị ảnh hưởng xấu. Tôi gặp một người đàn ông đang tỉ mẩn làm mịn các cạnh của một khẩu súng lục trong một túp lều nhỏ, ọp ẹp. Lũ trẻ con và mấy con gà đang quanh quẩn chơi đùa quanh ông ta.

Công nhân đang chế tạo súng ở Philippines.

Người đàn ông cho biết: "Tôi biết được cái nghề này thông qua mấy người bà con họ hàng. Tôi làm gì có điều kiện để đi học vì cha mẹ nghèo khổ quá. Do đó tôi phải nai lưng làm để nuôi cả gia đình". Người đàn ông hy vọng có thể bán khẩu súng lục đang cầm trên tay với giá 5.000 Peso (khoảng 125 USD).

Các trục trặc tương lai

Cũng dễ dàng để tìm hiểu xem tại sao các quan chức nói rằng họ đang tìm cách chấn chỉnh tình hình thực tế. Cảnh sát Philippines ước tính rằng có khoảng 600.000 khẩu súng chưa đăng ký và vì thế nhiều súng trôi nổi trong thị trường tự do. Nhưng nhiều nhà phân tích độc lập nói rằng con số trên chưa phải là hết. Trong những tháng gần đây, phía Mỹ và Philippines đã từng xảy ra nhiều vụ nổ súng, trong đó một số trẻ em bị thiệt mạng vì trúng đạn lạc.

Tiếng ồn ào gia tăng về việc thắt chặt kiểm soát súng đạn - nhiều giới hạn hơn về chủ sở hữu súng, và những cố gắng tích cực hơn trong việc chấm dứt việc sản xuất vũ khí bất hợp pháp. Nhưng Philippines là quốc gia mà xem súng là một phần văn hoá. Và trong những khu vực nguy hiểm nhất của hòn đảo Mindanao, hầu như ai cũng ít nhất sở hữu một khẩu súng. Cho dù luật có được thông qua thì cũng không chắc sẽ làm sụt giảm doanh số bán súng của Shooters Arms

Nguyễn Thanh Hải (theo BBC NEWS)
.
.
.