Liên Hiệp Quốc cảnh báo dấu hiệu diệt chủng ở Trung Phi
- Trùm khủng bố thế kỷ bị tiêu diệt - chủ nghĩa khủng bố liệu có chết theo?
- Iraq: Màn diệt chủng mới của phiến quân Hồi giáo
- Vì sao Mỹ luôn “giúp” Thổ Nhĩ Kỳ “tẩy trắng” lịch sử tội ác diệt chủng Armenia?
Stephen O'Brien, một quan chức LHQ, cho biết có khoảng 180.000 người đã bị đánh đuổi ra khỏi nhà trong năm nay, đưa tổng số người phải rời bỏ nhà cửa ở CAR lên con số hơn nửa triệu.
"Dấu hiệu cảnh báo sớm về nạn diệt chủng đang hiện hữu. Chúng ta phải hành động ngay bây giờ, không được giảm những nỗ lực của LHQ và cầu nguyện để chúng ta sống mà không phải hối tiếc về điều này", O'Brien phát biểu trong một cuộc họp của LHQ sau chuyến đi gần đây của ông tới CAR và Cộng hòa Dân chủ Congo.
Ông nói đã đến lúc cho phép việc tăng lực lượng quân đội và cảnh sát phục vụ trong Lực lượng gìn giữ hòa bình MINUSCA để "thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quan trọng”.
Trước đó, Trưởng bộ phận Gìn giữ hòa bình của LHQ Jean-Pierre Lacroix cho biết ông đang xem xét để gửi một yêu cầu tới Hội đồng Bảo an LHQ để tăng cường thêm binh sĩ cho MINUSCA.
Là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, CAR đã rơi vào cuộc chiến tranh giữa các nhóm vũ trang Hồi giáo và Thiên Chúa giáo năm 2013, khi Tổng thống Francois Bozize bị liên minh các nhóm phiến loạn Hồi giáo Seleka lật đổ. Song Seleka lại bị đánh bại bởi sự can thiệp quân sự do người Pháp lãnh đạo.
Binh lính gìn giữ hòa bình LHQ tại CAR. |
Những sự kiện này đã làm dấy lên một số vụ bạo động giáo phái đẫm máu nhất trong lịch sử của đất nước, vì các nhóm vũ trang của Cơ Đốc giáo chủ yếu là tìm cách trả thù. Cơ Đốc giáo chiếm 80% dân số CAR và đã lập nên lực lượng chống Hồi giáo có tên Anti-Balaka.
LHQ có 12.350 binh sĩ và cảnh sát để giúp bảo vệ thường dân và ủng hộ chính phủ của Tổng thống Faustin-Archange Touadera, người mới được bầu vào năm ngoái. Mặc dù chính quyền Touadera vẫn nắm quyền ở Bangui, nhưng quyền lực này có vẻ yếu đi khu vực bên ngoài thủ đô, nơi các nhóm Seleka cũ và các chiến binh Anti-Balaka liên tục xảy ra đụng độ.
9 binh lính thuộc Lực lượng gìn giữ hòa bình MINUSCA đã bị giết trong năm nay, điều đó cảnh báo rằng nước này đang trượt trở lại tình trạng đổ máu bùng phát năm 2013, sau vụ lật đổ Tổng thống Bozize. O'Brien nói rằng ông cảm thấy sốc khi đến thăm viếng một nhà thờ Công giáo ở thị trấn Bangassou, nơi có tới 2.000 người Hồi giáo đang sống lưu vong ở đó nhưng đã bị những chiến binh Anti-Balaka Cơ Đốc giáo bao vây và đe dọa sát hại.
Ông O'Brien khuyến cáo: "Những rủi ro là rất cao, và điều chúng ta phải suy nghĩ là có nên di chuyển họ đến một địa điểm khác hay không”. Ông nói rằng một nửa dân số nước này, hay 2,4 triệu người, đang cần nguồn lương thực để sống sót. Đất nước này cũng là quê hương của một nửa triệu người tị nạn.
"Nguy cơ tái xuất hiện một cuộc khủng hoảng nhân đạo quy mô lớn sắp xảy ra", O'Brien nói. LHQ chỉ nhận được 24% trong tổng số 497 triệu USD mà họ thỉnh cầu nhân đạo cho CAR.