Khi Trẻ em kiện chính phủ về biến đổi khí hậu
Đơn kiện cáo buộc Chính phủ Mỹ tích cực góp phần gây ra cuộc khủng hoảng khí hậu, qua đó vi phạm các quyền hiến định của các nguyên đơn.
Vào năm 2015, một nhóm 21 thanh thiếu niên Mỹ đã quyết định kiện Chính phủ Mỹ về biến đổi khí hậu. Các nguyên đơn cho rằng chính phủ đã vi phạm "quyền hiến pháp của thế hệ trẻ nhất đối với cuộc sống, tự do và tài sản" bằng cách áp dụng các chính sách thúc đẩy sử dụng nhiên liệu hóa thạch, mặc dù biết rằng khí thải carbon dioxide là nguyên nhân chính của sự nóng lên toàn cầu.
Điều đó nghe có vẻ giống như một tuyên bố cực đoan. Nhưng trong những năm sau đó, vụ kiện vẫn tiếp tục. Tòa án phúc thẩm thứ 9 vào ngày 20-7 đã phủ nhận nỗ lực của chính phủ Trump trong việc bác bỏ vụ kiện, và vụ kiện vẫn được đưa ra xét xử vào ngày 29-10 tới đây.
Kelsey Juliana, người đứng đầu nhóm kiện Chính phủ Mỹ về biến đổi khí hậu. |
Có thể thấy vụ kiện này tạo ra tiền lệ mới thúc đẩy hoạt động - và có thể, về lâu dài, giúp thay đổi cách các chính phủ nghĩ về trách nhiệm bảo vệ công dân chống lại biến đổi khí hậu.
Các nguyên đơn trẻ tuổi ở Mỹ, tuổi từ 11 đến 22, được đại diện bởi tổ chức phi lợi nhuận Our Children’s Trust. Tổ chức này tham gia vào các vụ kiện tương tự trên khắp nước Mỹ và trên toàn cầu. Trong trường hợp này, theo các luật sư quyền cơ bản đối với một khí hậu ổn định để duy trì cuộc sống đã được ngụ ý trong Hiến pháp Mỹ.
Không có đề cập rõ ràng về biến đổi khí hậu trong Hiến pháp, tất nhiên, vì sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra không phải là mối quan tâm trong thế kỷ 18. Nhưng các luật sư cho rằng, vào thế kỷ trước, khi các quan chức chính phủ nhận thức được sự tổn hại của các chính sách năng lượng của họ đã gây ra và kiên trì trong việc phê chuẩn các biện pháp gây nguy hiểm cho hành tinh, chính phủ điều hành Hiến pháp. Các khái niệm về cuộc sống, tự do và việc theo đuổi hạnh phúc là vô nghĩa trên một hành tinh không thể duy trì sự sống.
Các trẻ em cũng cho rằng, là kết quả của các quyết định chính sách trong quá khứ và hiện tại của chính phủ, thế hệ của các em đã bị gánh nặng một cách không cân xứng bởi tác động môi trường của biến đổi khí hậu. Như vậy, các em nói rằng mình đã bị phân biệt đối xử, vi phạm mục Bảo vệ Bình đẳng của Hiến pháp.
Có lý do để các nguyên đơn hy vọng về kết quả phiên tòa của họ vào tháng 10. Hồi tháng 4, thanh niên ở Colombia đã thành công trong việc thuyết phục Tòa án tối cao của quốc gia đảo ngược quyết định hồi tháng 2, phủ nhận vụ kiện về biến đổi khí hậu chống lại chính phủ. Tòa án Tối cao Tư pháp Colombia phán quyết ủng hộ các nguyên đơn thanh niên, và lập luận rằng nạn phá rừng ở Amazon và nhiệt độ gia tăng đe dọa quyền được bảo đảm theo Hiến pháp đối với môi trường, sức khỏe, thực phẩm và nước sạch. Đáng chú ý, Tòa án tối cao cũng phát hiện ra rằng rừng Amazon của Colombia có tư cách hợp pháp và vì vậy chính phủ có nhiệm vụ bảo vệ rừng.
Tại Bỉ, một vụ kiện thay đổi khí hậu chống lại chính quyền dự kiến sẽ tiến hành xét xử trong năm nay sau 3 năm tranh chấp về thủ tục. Tương tự như vậy ở Ấn Độ, một phiên điều trần được dự kiến sớm trong trường hợp một nguyên đơn 10 tuổi tên Ridhima Pandey, năm 2017 đã đệ đơn lên Tòa án Xanh Quốc gia của Ấn Độ cho rằng chính phủ đã không thực hiện chính sách giảm phát thải và tuân theo luật môi trường của đất nước. Năm 2016, một bé gái Pakistan 7 tuổi đã kiện chính phủ vì những thất bại về môi trường…
Giới trẻ Na Uy đang kháng nghị cáo buộc hồi tháng 1 của Tòa án Oslo về trường hợp thay đổi khí hậu của họ lên Tòa án Tối cao của quốc gia. Và các luật sư ở Úc, Canada và Anh đang phối hợp với tổ chức Our Children’s Trust về việc đệ đơn kiện. Các trẻ em tham gia vào các vụ kiện có thể không biết nhau nhưng họ quyết tham gia vào một nỗ lực tập thể quốc tế, bởi biến đổi khí hậu là một vấn đề vượt qua biên giới quốc gia.
Năm 2015, khi công dân Hà Lan kiện chính phủ về biến đổi khí hậu, Chính phủ Hà Lan đã không thành công khi cho rằng vấn đề biến đổi khí hậu quá lớn để xử lý một mình. Nhưng các thẩm phán Hà Lan đã ủng hộ các nguyên đơn. Chính phủ Hà Lan đã được lệnh giảm phát thải 25% trong vòng 5 năm. Nếu trẻ em Mỹ tiếp tục chiến thắng, Chính phủ Mỹ có thể phải đối mặt với một phán quyết tương tự.
Mỹ hiện là quốc gia thải khí nhà kính nhiều thứ nhì thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, lượng khí thải bình quân đầu người ở Washington lại cao gấp đôi Bắc Kinh. Mỹ cũng thải ra nhiều khí nhà kính hơn Ấn Độ dù dân số của họ chỉ bằng 1/4 quốc gia châu Á này. Hơn nữa, khái niệm khí thải bình quân đầu người vốn "hào phóng" với những quốc gia công nghiệp hóa lâu đời vì nó không xét đến trách nhiệm lịch sử của họ - những hành động trong quá khứ dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu mà thế giới đang phải đối mặt.
"Thay đổi khí hậu có tính phá hoại", nguyên đơn 13 tuổi Sahara V. cho biết sau khi tòa phúc thẩm quyết định không chặn vụ án ở Mỹ. "Nó làm hại cháu và gia đình cháu, và sẽ càng trở nên tồi tệ hơn trừ khi chính phủ bắt đầu hành động để ngăn chặn nó thay vì gây ra nó".