Iran cảnh báo OPEC có thể tan rã
- OPEC+ và nỗ lực vực dậy giá dầu
- Hé lộ lý do khiến Qatar quyết tâm rời OPEC
- BSR cung cấp đầy đủ số lượng sản phẩm nhựa PP cho Opec theo hợp đồng
OPEC đã tranh luận về việc gia hạn cắt giảm sản lượng dầu trong cuộc họp vào ngày 1-7, trước khi thỏa thuận được xác nhận bởi những người không phải là thành viên như Nga vào ngày tiếp theo.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết vào cuối tháng 6 rằng nhà lãnh đạo không thuộc OPEC đã đồng ý với Ả Rập Saudi để gia hạn cắt giảm nguồn cung ít nhất 6 tháng. Trong khi đó, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid al-Falih cho biết hôm 30-6 rằng thỏa thuận nhiều khả năng sẽ được kéo dài trong 9 tháng và không cần phải cắt giảm sâu hơn.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, ông Bijan Zanganeh. |
Nói chuyện với các phóng viên ở Vienna, Áo hôm 1-7, ông Zanganeh nói: "Điều quan trọng với tôi là OPEC vẫn là OPEC. Nó đã mất quyền và nó đang trên bờ vực sụp đổ. Tuy Iran sẽ không rời khỏi OPEC, nhưng tôi tin rằng OPEC sẽ chết nếu các quá trình này tiếp diễn". Ông Zanganeh, ám chỉ về quyết định hợp tác của Nga và Saudi.
OPEC và các đồng minh đã giảm sản lượng dầu kể từ năm 2017 để ngăn giá trượt dốc giữa bối cảnh sản lượng tăng vọt từ Mỹ - nơi đã trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới trong năm nay trên cả Nga và Ả Rập Saudi. Mỹ không phải là thành viên của OPEC, cũng không tham gia hiệp ước cung ứng. Washington đã yêu cầu Riyadh bơm thêm dầu để bù đắp cho xuất khẩu thấp hơn từ Iran sau khi áp lệnh trừng phạt mới đối với Tehran về chương trình hạt nhân của nước này.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran cho biết họ sẽ không gặp vấn đề gì với việc gia hạn cắt giảm sản lượng do OPEC lãnh đạo, nhưng cảnh báo rằng các thành viên của nhóm sản xuất đã không tập trung tại thủ đô của Áo để đưa ra quyết định đã được thỏa thuận. Khi được hỏi tại sao một thỏa thuận dường như đã đạt được ở Osaka, Nhật Bản tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 tuần trước chứ không phải ở Vienna, Zanganeh trả lời: “Đây cũng là câu hỏi của tôi”.
Iran, nhà sản xuất dầu lớn thứ ba của OPEC, trước khi áp dụng lại các lệnh trừng phạt của Mỹ, cho biết họ sẽ không ủng hộ một điều lệ hợp tác dài hạn giữa OPEC và những người bên ngoài được cho là sẽ được thỏa thuận trong tuần này. "Người Iran muốn doanh thu dầu cao hơn, họ cần giá cao hơn nên họ sẽ không phản đối một thỏa thuận. Họ sẽ ủng hộ việc cắt giảm sâu hơn về mặt sản lượng, nhưng họ đã tuyên bố phản đối thỏa thuận, điều lệ này sẽ chính thức hóa thỏa thuận phi OPEC và OPEC", ông Hel Helima Croft, người đứng đầu chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC nói với Dan Murphy của CNBC.
"Đây là điều mà các đối thủ nặng ký trong OPEC mong muốn nên tôi sẽ nói các quốc gia vùng Vịnh, Ả Rập Saudi, UAE, tay chơi lớn phi OPEC (Nga)… Đây là điều họ đang muốn làm nhưng tôi nghĩ đó chính là lý do tại sao Iran vẽ dòng trên cát về điều này. Về cơ bản, họ đã nói rằng họ không muốn các quyết định của OPEC được đưa ra bởi một số ít các quốc gia ngoài ban thư ký. Họ đang tìm cách đưa các quyết định của OPEC trở lại Vienna, trở lại ban thư ký của OPEC và có tất cả các thành viên tham gia vào quá trình ra quyết định", ông Croft nói.
Giá dầu đã tăng hơn 1 đô la một thùng vào ngày 1-7, khi OPEC và các đồng minh đang trên đường gia hạn cắt giảm nguồn cung cho đến ít nhất là cuối năm 2019 tại cuộc họp của họ ở Vienna trong tuần này. Dầu thô Brent giao tháng 9, đã chạm mức cao trong ngày là 66,63 đô la/ thùng và tăng 1,72 đô la, tương đương 2,7%, ở mức 66,46 đô la/ thùng.