Hợp tác với Cảnh sát các nước phòng, chống tội phạm tham nhũng
Trong các chuyến đến thăm, hợp tác làm việc và tham gia các khóa học có tính khu vực và quốc tế do Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm - Bộ Công an Việt Nam tổ chức, các đồng nghiệp thuộc lực lượng Cảnh sát các nước đã chia sẻ với phóng viên Cảnh sát toàn cầu về những kinh nghiệm về phòng, chống tham nhũng ở đất nước họ. Đó là những kinh nghiệm hay, đã có hiệu quả và có thể có tính ứng dụng trong công tác phòng, chống tội phạm tham nhũng ở Việt Nam.
Thiếu tướng Linda, Giám đốc Cục phòng chống tham nhũng và gian lận của Cảnh sát Liên bang Australia (AFP): Có cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng
Ở
Trong lực lượng AFP, chúng tôi có đội ngũ điều tra viên cũng như những cơ quan điều tra rất tốt. Chúng tôi còn phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật trong nước cũng như quốc tế để có thể chia sẻ kinh nghiệm và có được cái nhìn toàn cảnh về nạn tham nhũng và hối lộ quốc tế. Để đảm bảo vấn đề phòng chống tham nhũng, ngay trong lực lượng Cảnh sát, chúng tôi có cơ chế báo cáo về những việc làm sai trái, trong đó có vấn đề tham nhũng trong lực lượng Cảnh sát. Những người tiết lộ những thông tin sai trái này sẽ được bảo vệ để không bị ảnh hưởng. Những người khác, kể cả lãnh đạo trong lực lượng Cảnh sát, nếu phân biệt đối xử với những người dám tiết lộ thông tin về những sai trái trong lực lượng Cảnh sát, cũng sẽ bị cáo buộc và truy tố.
Vào ngày 15/1/2014 vừa qua, tại Australia mới ra đời một đạo luật mang tên Public Interest Disclosure Act (đạo luật về tiết lộ thông tin) với 3 đặc điểm đáng chú ý: khuyến khích các cán bộ, công chức nhà nước tiết lộ những thông tin đáng nghi/cáo buộc về các loại tội phạm trong đó có tham nhũng ở cơ quan mà họ đang làm việc; những nhân chứng này sẽ được Chính phủ bảo vệ để không gặp vấn đề gì ảnh hưởng tới công việc của họ; những cáo buộc này sẽ được các cơ quan thực thi pháp luật điều tra một cách kỹ lưỡng.
Ông Anurag Garg,Giám đốc Cục điều tra trung ương Ấn Độ: Phải phân loại đối tượng tham nhũng thuộc cấp nào
Đối tượng tham nhũng ở cấp thấp xảy ra rất phổ biến, như Cảnh sát giao thông nhận hối lộ, nhân viên hải quan, nhân viên thuế... các loại công chức, nhân viên trong xã hội. Để chống tham nhũng hiệu quả đối với loại này chỉ cần sự minh bạch hóa, đơn giản hóa các loại thủ tục hành chính và phải đề cao xây dựng đội ngũ cán bộ hành chính làm việc chuyên nghiệp. Tốt nhất và hiệu quả nhất là phải xây dựng được một Chính phủ điện tử với càng nhiều thủ tục online càng tốt: Nộp đơn xin visa, hộ chiếu, nộp phạt, xin cho con đi học, đăng ký khám bệnh, đăng ký kinh doanh, đăng ký thông quan hàng hóa... đều qua mạng. Như thế sẽ hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp giữa người dân với cán bộ, công chức giải quyết các thủ tục hành chính công, và sẽ hạn chế được việc cán bộ, công chức hành dân để đòi tham nhũng hoặc gây khó dễ, đối xử không công bằng (người thì giải quyết nhanh chóng, dễ dàng, người thì bị làm chậm nên người dân phải tự nguyện đưa hối lộ)... Giải quyết thủ tục qua mạng còn giúp cho việc ghi nhận quy trình, thời gian nhận và trả hồ sơ được dễ dàng và người cán bộ, công chức sẽ không thể từ chối giải quyết đúng pháp luật hoặc chậm trễ các yêu cầu của công dân.
Ngài Lim Pek Loong Desmond, Cảnh sát
Chúng ta có thể nói rằng, việc hợp tác giữa các quốc gia là vấn đề then chốt, sống còn của việc phòng, chống tội phạm tham nhũng. Ví dụ, vụ việc tham nhũng xảy ra ở một đất nước, nhưng tiền từ vụ tham nhũng đó có thể chảy ra nhiều nước khác, trong trường hợp đó phải có sự hợp tác giữa các nước trong công tác xác định và truy tìm nguồn tiền. Mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia phải được xây dựng trên nền tảng trung thực, tình bằng hữu và hai bên đều có lợi.
Ngài Kang Dongjoo, điều tra viên đặc biệt của Viện Công tố Hàn Quốc: Người dân kiểm soát được cán bộ công chức, buộc họ không thể tham nhũng
Ở đất nước chúng tôi, rất quan tâm đến vấn đề nâng cao nhận thức của công chúng về vai trò, trách nhiệm của họ và sự cần thiết phải chống tham nhũng. Khi người dân thực sự giữ vai trò làm chủ của mình, họ sẽ đóng góp tích cực trong việc đưa các vụ việc tham nhũng, tiêu cực ra ánh sáng. Hơn ai hết, cả đội ngũ quan chức và người dân phải nhận thức đầy đủ rằng, tham nhũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo đói và bất bình đẳng xã hội