Họ biết đến MiG 25 như thế nào?

Thứ Tư, 23/11/2016, 11:07
Thời Chiến tranh lạnh, phương Tây choáng khi nghe tin Liên Xô làm ra MiG 25, một loại máy bay mới được cho là đa năng, mạnh khủng khiếp, làm chủ bầu trời. Các cơ quan tình báo Mỹ và phương Tây bủa đi lùng loại vũ khí mới này để nghiên cứu, tìm cách khắc chế và đối phó.


Thời chiến tranh Việt Nam, các loại Thần sấm, Con ma đang tung hoành chiến tranh phá hoại miền Bắc, bỗng chững lại khi trên trời xuất hiện MiG 21. Loại tiêm kích này của Liên Xô, với các phi công Việt Nam dũng cảm, đã góp phần quét sạch bầy quạ đen, làm các giặc lái Mỹ kinh hãi…

Nhưng đó mới chỉ là MiG 21, và Liên Xô lúc ấy đang chế tạo những chiếc khủng hơn. Tình báo công nghiệp phương Tây rình mò, thèm khát tận sờ những chiểc MiG 23, MiG 25 nghe đã thấy rung người.

Quà tặng từ trên trời

MiG 25 được phương Tây bàn tán lúc ấy như một “con quái vật chưa thể giải mã”. Nỗi sợ hãi MiG-25 đến nỗi các phi cơ hiện đại như Blackbird SR-71 không dám bay vào không phận Liên Xô.

 Thật ngỡ ngàng khi món quà từ trên trời rơi xuống. Một chiếc MiG 25 hiện trên trời Nhật Bản, đáp xuống sân bay Hakodate trên đảo Hokkaido. Đó là ngày 6-9-1976.

Phương Tây như bắt được vàng, xúm lại xem xét. Chưa ai từng thấy quái vật này bao giờ. Đó là chiếc máy bay phản lực động cơ kép, có khả năng bay chặng dài, với nhiều tính năng ưu việt, kỹ thuật hơn hẳn các máy bay thời đó.

Chiếc máy bay được kiểm tra kỹ lưỡng khi đưa tới một căn cứ quân sự gần đó. Các chuyên gia hàng không tháo dỡ nó ra từng phần và nghiên cứu kỹ lưỡng trong vài tuần.

Bộ phận nghiên cứu với các chuyên gia từ Mỹ được lệnh không bỏ sót chi tiết nào vì MiG 25 được coi là “siêu chiến đấu cơ”.

Sau khi “ngâm cứu” hàng tháng, họ kết luận: cũng thường thôi, không phải máy bay đa năng như vẫn tưởng, chỉ là một loại máy bay thực hiện nhiệm vụ cụ thể.

Nhưng nhờ mày mò MiG-25, người Mỹ đã học được nhiều kỹ thuật hàng không quân sự mới để làm F-15, loại máy bay cho đến nay vẫn được dùng trong quân đội Mỹ.

Thi dụ, máy bay SR-71 của hãng Lockheed Mỹ đặt khối hình nón phía trước động cơ, giảm ma sát giữa không khí với động cơ để không khí được đẩy ra phía sau động cơ, giúp tạo thêm lực đẩy.

Chỉ là “hổ giấy”

Học lóm kỹ thuật rồi, phương Tây lại “dìm hàng” để tranh công, cho rằng MiG 25 chỉ là “hổ giấy”

Thí dụ, họ nói radar của MiG 25 to nhưng lại lạc hậu, động cơ lớn, tôn nhien liệu, chỉ bay được ngắn… dù có thể cất cánh, bay thẳng rất nhanh để phóng tên lửa hoặc chụp ảnh...

Giam và sao chụp chán chê, Nhật ráp lại qua loa, và trả về Liên Xô, không quên tính tiền bồi thường thiệt hại, lưu kho, tiền đóng gói, bốc dỡ, vận chuyển lên tới 40 ngàn đô la thời đó.

Tiền nào cũng không bằng mất bản quyền, mất các bí mật kỹ thuật hàng không quân sự. Sau khi làm “trò mèo”, các chuyên gia Mỹ không còn hãi MiG 25, không còn coi là hổ, chỉ xem nó như… con mèo, chỉ được cái bay nhanh…

Bị mất bí mật, Liên Xô vội tính đến bài khác trong cuộc chạy đua với Mỹ để hù dọa nhau trong Chiến tranh lạnh. Liên Xô lập tức hủy bỏ kế hoạch sản xuất thêm 1.200 chiếc MiG-25 nữa.

Chỉ vì một người

Bài học mất bí mật quân sự MiG 25 này thật đau xót. Bao nhiêu công nghiên cứu sáng tạo, sản xuất, sử dụng, tạo được thế áp đảo trên không, bỗng chốc mất vào tay đối phương làm các nhà quản lý Liên Xô ðau ðầu.

Tất cả chỉ tại một ngýời: Belenko, phi công trên chiếc MiG 25 này. Anh ta bị coi là ðào tẩu, bay sang Nhật nhân chuyến bay luyện tập cùng ðồng ðội.

Ngày 6-9, Belenko bay trên chiếc MiG 25 ðầy bình nhiên liệu không mang vũ khí để cùng phi đội huấn luyện trên bầu trời vùng Viễn Đông. Chỉ trong vài phút bay vượt lên, anh ta tách đoàn, hướng về phía Nhật Bản.

Để tránh radar của cả Liên Xô lẫn của Nhật, Belenko bay rất thấp, khoảng 30m trên mặt nước biển. Khi vào không phận Nhật, mới bay lên 6.000m cho radar Nhật phát hiện.

Người Nhật há hốc mồm, tưởng bị tấn công, cho máy bay lên chặn. Belenko hạ độ cao, bay theo trí nhớ về bản đồ. Belenko định bay tới căn cứ không quân Chitose, nhưng do nhiên liệu cạn nên đáp xuống sân bay gần nhất.

CIA không tin nổi món quà này khi vào cuộc đem phi công Belenko về Mỹ để điều tra làm rõ. Đúng là Belenko đào tẩu, Tổng thống Mỹ lúc đó là Jimmy Carter trao quốc tịch, cho làm kỹ sư hàng không, tư vấn cho Không lực Mỹ.

Vòng xoáy chạy đua mới

Coi như mất MiG 25, Liên Xô bày keo khác. Áp lực hù nhau trong chiến tranh lạnh làm cuộc chạy đua vũ trang về không quân leo thêm vòng xoắn mới. Mỹ ra F-15 cải tiến, khiến Liên Xô phải ra gấp Su-27.

Nhóm thiết kế chế tạo MiG tận dụng lại những thế mạnh của MiG 25 để chế tạo ra một loại mới: MiG 31, trang bị các thiết bị cảm ứng phức tạp, có radar mạnh, và động cơ tốt hơn.

Câu chuyện chạy đua máy bay quân sự một phần miêu tả cuộc chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Mỹ trong Chiến tranh lạnh. Hai bên cố sản xuất ra các loại vũ khí tối tân, mạnh hơn nhau, để ngăn đối phương manh động…

Rất tốn kém, nhưng dường như chỉ để hù nhau, khiến cuộc chạy đua tăng từ vòng xoắn này lên vòng xoắn khác. Mọi nguồn lực, tài nguyên đều ưu tiên dồn cho mục tiêu này.

Rồi một lúc hai bên chợt hiểu ra. Chỉ là hù nhau để khiến bên kia đổ thêm tiền của ra chạy đua, lao vào các dự án quân sự khổng lồ nhưng vô nghĩa. Làm cho đối phương rối bận vì chạy đua vũ trang là tạo ra cơ hội để vượt lên về kinh tế… Có lẽ khi hiểu ra như vậy, cả hai bên mới thấy rõ hơn, thêm sức thuyết phục hơn để từ bỏ chiến tranh lạnh.

+ Tháng 3-1971, Israel phát hiện một máy bay mới, lạ, tăng tốc tới Mach 3.2, tức nhanh hơn gấp ba lần âm thanh, bay cao gần 20km. Israel và tình báo Mỹ chưa từng thấy thứ đó bao giờ. Nhìn thấy nó lần thứ hai vài ngày sau đó, các chiến đấu cơ Israel lên chặn đường, nhưng không đuổi kịp.

+ MiG-25 dài 19,5 mét, to gần bằng máy bay ném bom Lancaster, nhưng có vận tốc Mach 2.5

+ Kỹ sư Rostislav Belyakov, đứng đầu nhóm thiết kế. Tumansky, kỹ sư trưởng phụ trách thiết kế động cơ đã tạo ra loại động cơ phản lực R-15 turbojet. MiG 25 có hai động cơ này, có khả năng tạo ra 11 tấn lực đẩy.

+ MiG-25 gồm nhiều bộ phận bằng thép được hàn thủ công, chở được 13.600kg nhiên liệu.

+ Có tên lửa dài tới 6m, phát hiện mục tiêu trong phạm vi 80 km. Khi không mang tên lửa có thể bay đạt vận tốc Mach 3.2. 

Minh Lâm (theo BBC)
.
.
.