Cuộc đua tàu ngầm ở Biển Đông

Thứ Hai, 12/11/2018, 15:52
Từ năm 1991, 5 trong số 7 quốc gia có yêu sách tại Biển Đông đã mua ít nhất một tàu ngầm tấn công.

Cuối tháng 7 vừa qua, tin cho biết Úc đã hoàn thành một đơn đặt hàng trị giá 25 tỷ đô la cho các tàu khu trục chống tàu ngầm từ BAE Systems của Anh. Đây là vụ mua sắm vũ khí hạng nặng mới nhất đe dọa khuấy động tranh chấp lãnh thổ Biển Đông.

Từ năm 1991, 5 trong số 7 quốc gia có yêu sách chủ quyền đối với các đảo hoặc mặt nước ở Biển Đông đã mua ít nhất một tàu ngầm tấn công, và tất cả 5 nước đã bắt đầu hoặc tuyên bố tự do thực hiện nhiệm vụ điều hướng ở Biển Đông có tàu ngầm. Vì nguy cơ tàu ngầm ở Biển Đông đã phát triển, các nước như Úc đã phản ứng bằng cách đầu tư thêm vào tàu ngầm hoặc thiết bị chống tàu ngầm.

Việc sử dụng tàu ngầm trong chiến tranh được ghi nhận lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Mỹ, khi tàu ngầm Turtle cố gắng đặt một quả bom trên một chiến hạm Anh. Kể từ đó, tàu ngầm tấn công đã được sử dụng để phá vỡ các tuyến thương mại, bí mật triển khai quân đội và né tránh kẻ thù để đạt được một yếu tố bất ngờ. Tàu ngầm đã được sử dụng và thu hiệu quả lớn trong Thế chiến I, khi tàu U-Boats của Mỹ đánh chìm khoảng 5.000 tàu.

Biển Đông nổi tiếng là tuyến hàng hải quan trọng với gần 5.000 tỷ đô la thương mại toàn cầu đi qua mỗi năm. Vùng biển rộng lớn này mang trong mình hàng tỷ tấn dầu thô và một vị trí chiến lược, có khả năng phục vụ như một điểm dễ dàng cho tàu ngầm tiếp cận Thái Bình Dương. Dù từ những năm 1970 đã có các cuộc xung đột lãnh thổ nhỏ hơn ở Biển Đông, nhưng từ năm 2010, khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng đảo nhân tạo trái phép với tốc độ nhanh, xung đột ở Biển Đông ngày càng cao và mở rộng.

Theo báo cáo của The Diplomat, Philippines, một nước tuyên bố chủ quyền khác trong tranh chấp Biển Đông, cũng đưa tin về khả năng tìm cách mua tàu ngầm từ Nga. Trong khi Trung Quốc có khả năng sản xuất bản địa, khoe khoang tàu ngầm hạt nhân Jin trong kho vũ khí hải quân của mình, các quốc gia khác có tàu ngầm phi hạt nhân tương tự chỉ bằng cách mua từ cùng một nhà phát triển.

Dữ liệu từ Viện Nghiên cứu hòa binh Stockholm, Sáng kiến đe dọa hạt nhân và một số nguồn mở khác cho rằng kể từ Thế chiến II, Trung Quốc đã trở thành người mua tàu ngầm lớn nhất, đặt hàng hơn 35 chiếc. Đến nay, có vẻ như hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc bao gồm 48 tàu ngầm diesel và 10 đến 13 tàu ngầm hạt nhân. Indonesia cũng tự hào có một hạm đội 5 tàu ngầm và đã công bố kế hoạch tăng đội tàu lên 8 chiếc vào năm 2024.

 Ngoài ra, Biển Đông còn là nơi hoạt động của tàu ngầm các nước Mỹ, Nhật Bản, Úc, Vương quốc Anh và Pháp. Những nước bắt đầu hoặc tuyên bố tự do hoạt động hàng hải ở Biển Đông. Những cuộc tuần tra này nhằm mục đích thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực. Mỹ và Nhật Bản vào tháng 3 đã bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chiến tranh chống tàu ngầm, và Trung Quốc đáng chú ý là đã xây lắp các thiết bị nghe dưới nước với hy vọng theo dõi các tàu ngầm của các nước khác.

Gia Huy
.
.
.