Tổng thống quyết đấu với Chủ tịch Hạ viện
- Chuẩn bị luận tội Tổng thống Dilma Rousseff?
- Uy tín của nữ Tổng thống Dilma Rousseff “lao dốc”
- Chìa khóa trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Dilma Rousseff
- Brazil: Chính sách chống tham nhũng của Tổng thống Dilma Rousseff
Việc này diễn ra sau khi Ủy ban luận tội cho biết, đã có cơ sở để luận tội Tổng thống Dilma Rousseff, với các cáo buộc vi phạm luật pháp tài chính khi làm đẹp các con số thống kê về tình trạng ngân sách năm 2014 nhằm mang lại cơ hội cho bà tái đắc cử. Sau khi có kết quả bỏ phiếu, ủy ban này sẽ trình lên Quốc hội.
Theo quy định, việc bỏ phiếu bãi nhiệm bà Dilma Rousseff được tiến hành tại Hạ viện và điều này sẽ khiến Tổng thống mất hơn 100 phiếu ủng hộ. Và phe đối lập phải tập hợp đủ 2/3 số phiếu, tức 342 phiếu ở Hạ viện mới có thể phế truất bà Dilma Rousseff , trong khi ở Thượng viện chỉ cần 41 phiếu là bãi nhiệm được Tổng thống.
Tổng thống Dilma Rousseff. |
Giới truyền thông cho rằng, đứng trước nguy cơ phải ra đi, nên bà Dilma Rousseff đang tìm mọi cách để hoãn binh và "gỡ rối". Theo kế hoạch, trong ngày Ủy ban luận tội bỏ phiếu, cũng là lúc giới văn nghệ sỹ và trí thức Brazil phát động tuần hành lớn tại Trung tâm Tiến bộ ở thành phố Rio de Janeiro để ủng hộ nữ Tổng thống. Bởi những người kêu gọi tuần hành đánh giá cao thành tựu trong cuộc chiến vì bình đẳng và công bằng xã hội, cũng như các nỗ lực bảo vệ nền dân chủ ở Brazil trong những năm qua.
Đồng thời cho rằng, âm mưu đưa Tổng thống Dilma Rousseff ra xét xử là hành động vi hiến và vô trách nhiệm. Khi phát biểu trước những người ủng hộ ở thủ đô Brasilia (7-4), bà Dilma Rousseff khẳng định, Brazil cần đạt được thỏa thuận tôn trọng pháp luật và nền dân chủ, tôn trọng ý kiến của đa số người dân để có thể khắc phục cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay.
Theo bà Dilma Rousseff, bất chấp việc không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy Tổng thống vi phạm pháp luật, nhưng một vài thế lực vẫn tiếp tục thúc đẩy âm mưu chống lại bà, và đây là hành động đảo chính. Đồng thời cảnh báo, những đối tượng muốn thực hiện âm mưu này đang đẩy đất nước tới những nguy cơ lớn hơn và điều đó sẽ trở thành tiền lệ xấu đe dọa nền dân chủ tại Brazil.
Và Chủ tịch Hạ viện Eduardo Cunha, người quyết tâm đẩy nhanh tiến trình xét xử bà Dilma Rousseff để hướng dư luận vào vụ bê bối ở Tập đoàn Dầu khí Petrobras theo cách có lợi cho mình, vừa bị tố cáo nhận hơn 5 triệu USD hối lộ trong vụ án tham nhũng tại Petrobras.
Trước đó (3-3), Tòa án Tối cao Brazil đã cho phép truy tố ông Eduardo Cunha, dựa theo cáo buộc của Trưởng công tố Rodrigo Janot và người phát ngôn của Ủy ban Đạo đức Hạ viện Brazil. Theo đó, ông Eduardo Cunha và ông Solange Almeida đã tham gia vào quá trình thuê các tàu trắc địa của Tập đoàn Samsung Hàn Quốc với giá hàng tỷ USD, qua đó bỏ túi "hoa hồng" lên tới 40 triệu USD.
Chủ tịch Hạ viện Eduardo Cunha. |
Khi trả lời trước Ủy ban Đạo đức của Hạ viện, doanh nhân Leonardo Meirelles, người đã đồng ý hợp tác với cơ quan điều tra trong vụ bê bối của Petrobras cho biết, có đủ biên lai ngân hàng về việc chuyển tiền cho ông Eduardo Cunha. Ông Leonardo Meirelles tuyên bố đã giao số tiền kể trên cho doanh nhân Alberto Yousseff, và người này chuyển hơn 5 triệu USD cho Chủ tịch Hạ viện, người của đảng Phong trào dân chủ Brazil (PMDB).
Số tiền hối lộ này được dùng để Tập đoàn Samsung Hàn Quốc giành được hợp đồng thuê 2 giàn khoan dầu của Petrobras trong năm 2012. 30 nghị sỹ từng yêu cầu ông Eduardo Cunha phải từ chức vì bị tình nghi nhận hối lộ của Petrobras. Và cơ quan điều tra cũng đã phát hiện 5 tài khoản của Chủ tịch Hạ viện và người thân tại ngân hàng Thụy Sĩ, trong đó có nhiều khoản thu bất chính.
Giới truyền thông từng đưa tin, ông Eduardo Cunha đã họp với lãnh đạo phe đối lập và một số lãnh đạo đảng cầm quyền để bàn về khả năng thành lập Ủy ban điều tra của Quốc hội xét xử trách nhiệm chính trị bà Dilma Rousseff bởi Tổng thống có liên quan tới vụ bê bối tại Petrobras. Chủ tịch Công đảng cầm quyền Rui Falcoa đã coi việc đồng ý xét xử Tổng thống Dilma Rousseff là hành động "đảo chính".
Hơn 4 tháng trước (2-12-2015), Chủ tịch Hạ viện đã đồng ý yêu cầu xét xử trách nhiệm chính trị của Tổng thống Dilma Rousseff bởi bà bị cáo buộc có liên quan tới kết quả kiểm toán chi tiêu năm 2014. Đang có tin cho rằng, bà Dilma Rousseff có thể xem xét khả năng tiến hành tổng tuyển cử sớm sau khi PMDB rút khỏi liên minh cầm quyền hôm 29-3. Bởi trong trường hợp này, Tổng thống Dilma Rousseff sẽ tránh được việc bị đưa ra xét xử trong một tòa án chính trị tại Quốc hội.