Bê bối động trời của Y tế Anh: Đốt xác thai nhi làm "năng lượng tái tạo"
Đêm 23/3, kênh truyền hình Channel 4 (Anh) đã phát sóng một bộ phim tư liệu phóng sự điều tra tiết lộ một sự thật kinh hoàng: một số bệnh viện thường đốt xác thai nhi chết lưu hoặc do bị sẩy làm "năng lượng tái tạo". Dẫn chuyện cho phóng sự của Channel 4 là nữ diễn viên kiêm ngôi sao Tìm kiếm tài năng Anh quốc-Amanda Holden, người từng bị sảy thai năm 2010 và phải hủy bỏ một thai chết lưu (con trai) vào năm 2011.
Ít nhất 15.500 xác chết của thai nhi bị đốt làm "năng lượng tái tạo"!?
Trong phóng sự, Channel 4 đã "điểm mặt" một số bệnh viện ở Anh thiêu xác của ít nhất 15.500 bào thai bị phá và bị sảy thành "rác thải y tế”.
Sau 10 ngày thu thập thông tin, Chủ nhật, ngày 23/3, Bộ Y tế Anh khẩn cấp ban hành 1 lệnh cấm đối với quĩ Dịch vụ Y tế Quốc gia thừa nhận đã đốt xác thai nhi cùng với rác thải bệnh viện. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 10 cơ sở y tế Anh thừa nhận thiêu 1.000 xác thai nhi thành "chất thải lâm sàng", 2 cơ sở y tế khác sử dụng xác thai nhi cho chương trình có tên gọi "biến rác thành năng lượng" để "chạy" máy phát điện.
Báo chí Anh đưa tin: bệnh viện Addenbrooke ở Cambridge đã thiêu 797 bào thai theo chương trình "biến rác thải thành năng lượng" của họ, trong khi nói dối những bà mẹ thi hài con của họ được "tiễn biệt" theo "qui chuẩn đạo đức nghề y".
Bộ trưởng Y tế Anh: Không thể chấp nhận được hành vi tội ác vi phạm nhân quyền
Giáo sư Mike Richard, tổng thanh tra các bệnh viện -công tác tại Ủy ban Chăm sóc sức khỏe Anh cho biết: "Tôi hoàn toàn thất vọng vì không nhận được thông tin hoặc có lời tư vấn cho những người phụ nữ và gia đình họ. Điều này vi phạm qui chuẩn đạo đức và liên quan đến những người sử dụng các dịch vụ y tế. Tôi rất quan tâm đến chương trình "hành trình phá án" của Channel vì đã cung cấp bằng chứng của những thai nhi bị thiêu đốt cho chúng tôi".
Sands, tổ chức từ thiện hoạt động vì các bà mẹ không may bị sảy hoặc thai chết lưu bức xúc cho rằng: việc hỏa thiêu các thai nhi trước 24 tuần tuổi là hành vi tội lỗi không thể chấp nhận được.
Một người phát ngôn của tổ chức Sands phát biểu với báo chí Anh: "Nghiên cứu đã chỉ ra trải qua thời kỳ mang thai cho đến khi bào thai chết không phải là sự dự đoán chính xác nỗi đau dài và sâu mà các ông bố, bà mẹ sẽ phải nếm trải. Từ ngày mang thai, họ luôn mong đợi con mình chào đời. Cái chết của một đứa trẻ trong bất kỳ giai đoạn thai kỳ nào cũng là mất mát lớn đi cùng với những ảnh hưởng kéo dài đến suốt đời”.
Tiến sĩ Dan Poulter-Bộ trưởng Bộ Y tế Anh rất bất bình sau khi biết thông tin về vụ bê bối, ông khẳng định: "Hành vi này hoàn toàn không thể chấp nhận được", đồng thời tố cáo các bệnh viện có liên quan có thể đã "móc ngoặc" với cơ quan quản lý mô người của Anh để cho hoạt động vô lương tâm này diễn ra liên tục trong suốt thời gian qua.
Diễn viên Amanda Holden: "Tôi thật sự choáng váng vì một số phát hiện mà tôi biết được trong thời gian quay phim". |
"Người ta không nên cố tình “bảo vệ cuộc sống" bằng cách thiêu xác thai nhi vô tội vạ cho mục đích trần tục, chẳng hạn, thật đáng sợ, đốt lò sưởi ở một bệnh viện", người đứng đầu Bộ Y tế Anh bức xúc nói. Theo tiến sĩ, hành động đốt xác thai nhi để tạo "năng lượng tái tạo" cũng là sự vi phạm nhân quyền cực kỳ nghiêm trọng.
Nhân dân Anh căm phẫn - bệnh viện chối bỏ trách nhiệm
Sau khi tin tức về vụ "thảm sát thai nhi" diễn ra ở một số bệnh viên, người dân Anh đã chia sẻ cảm xúc thương xót cho những vong hồn thơ dại và bày tỏ sự phẫn nộ của họ trên các trang mạng xã hội.
Ông Twitchy, một công dân Anh sau khi xem phóng sự của Channel 4 đã có bình luận trên Twitter: "Đây quả thật là những cơn ác mộng. "Chấm dứt ngay, hỡi những kẻ làm việc sai trái", một người dân lên tiếng. "Trẻ em bị đốt làm củi gỗ", một người dân Anh khác đau xót nói.
Chị Cathryn Hurley, 35 tuổi, sau khi đến bệnh viện khám, phát hiện cái thai 13 tuần tuổi của chị đã chết 8 tuần và sau đó chị phải trải qua một qui trình xử lý chuyên môn y tế để hủy thai.
Chị buồn bã nhớ lại bi kịch trong quá khứ: "Tôi phát điên dại. Tôi đã khóc. Tôi hỏi một cô y tá chuyện gì xảy ra với con tôi - và cô ấy chỉ nói cái thai sẽ bị đốt cùng với phần rác thải y tế còn lại trong ngày. Lời nói đó thật khó nghe vì đối với tôi nó không phải là rác mà là con tôi".
"Thật nhục nhã, tội lỗi khi nghĩ trẻ sơ sinh đã chết sẽ bị ném vào lò thiêu cùng rác thải như bông băng và bơm, kim tiêm. Lạy Chúa con. Chuyện gì đã xảy ra với con cái của chúng con vậy", diễn viên Amanda Holden - người dẫn chuyện cho phóng sự điều tra phanh phui vụ bê bối đốt xác thai nhi nói trong đau xót.
Amanda cho biết suy nghĩ của cô khi thực hiện phóng sự: "Tôi thật sự choáng váng vì một số phát hiện mà tôi biết được trong thời gian quay phim. Các bà mẹ mà tôi tiếp chuyện cho hay, mặc dù y tá và bác sĩ nêu ra những ý định tốt nhất, nhưng đôi khi các bà mẹ có cảm giác các bệnh viện không hề có lòng nhân đạo như họ từng nói".
"Tôi thật sự vui mừng vì chính phủ đã ban hành lệnh cấm đối với việc làm này. Sự thay đổi chính sách đồng nghĩa với việc chấm dứt sự đau khổ và nỗi đau kéo dài của những bà mẹ, ông bố trên khắp đất nước Anh", diễn viên Amanda Holden hi vọng người dân sẽ được an ủi và vượt qua nỗi đau khi chính phủ đã kịp thời ngăn không cho vụ bê bối tiếp tục diễn ra.
Một người phát ngôn của Bệnh viện Đại học Cambridge cho rằng: "Nhẽ ra, chuyên gia y tế có trình độ chuyên môn phải thảo luận về các lựa chọn với các bà mẹ, ông bố cùng thành viên trong gia đình nghiêm túc và tế nhị bằng cả lời nói lẫn văn bản".
Tuy nhiên, cho đến nay, bệnh viện Ipswich vẫn từ chối liên quan đến vụ bê bối, trả lời phỏng vấn báo chí, người phát ngôn của cơ sở y tế này khẳng định: "Bệnh viện Ipswich trực thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia không thiêu xác thai nhi".
Những mảng màu u ám "loang lổ" trên "bức tranh" y tế Anh Từ năm 2011-2013, bệnh viện Ipswich thường mua xác thai nhi từ bệnh viện khác, họ đã thiêu rất nhiều xác thai nhi để tạo "năng lượng thay thế". Ở Anh hiện nay có một thực trạng đáng buồn, cứ 7 phụ nữ mang thai thì sẽ có 1 người sảy thai, trong khi đó số liệu thông kê của NHS cho thấy có khoảng 4.000 thai chết lưu mỗi năm, tức là xấp xỉ 11 trường hợp thai chết lưu/ngày (400 thai chết lưu/365 ngày=10,95). Năm 2011, có 189.931 ca nạo phá, sảy thai ở Anh và xứ Wales. |