Arab Saudi thúc đẩy du lịch bằng hàng loạt quy định "cởi trói" cho phụ nữ
- Saudi Arabia mở cửa cho du khách nước ngoài
- Saudi Arabia muốn giải pháp hòa bình với Iran
- Ba ông lớn châu Âu tố Iran tấn công nhà máy lọc dầu Saudi Arabia
Việc dỡ bỏ lệnh cấm được xem là một phần trong nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế và giảm phụ thuộc vào dầu mỏ của Thái tử Mohammed bin Salman, người đang điều hành Saudi Arabia trên thực tế.
Đầu tháng 10, chính quyền Riyadh thông báo sẽ bắt đầu cấp thị thực du lịch cho du khách đến từ 49 nước, đặt mục tiêu thu hút 100 triệu lượt khách vào năm 2030. Điều này sẽ giúp ngành du lịch đóng góp khoảng 10% GDP, tăng từ mức 3% như hiện tại.
Những du khách đáp ứng được một số điều kiện nhất định sẽ được cấp thị thực du lịch Saudi Arabia với thời hạn 1 năm và không giới hạn số lượt ra vào, được phép ở tối đa 90 ngày mỗi lần nhập cảnh. Dù là một nước giàu có và chiếm trọn gần như toàn bộ bán đảo Arab, Saudi Arabia lại là vương quốc tương đối khép kín với thế giới bên ngoài.
Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman được cho là có nhiều luật lệ ''cởi trói'' cho phụ nữ. |
Phần lớn người ngoại quốc sinh sống tại nước này là lao động nhập cư hoặc tín đồ hành hương. Một loạt cải cách đã được ông Mohammed bin Salman đưa ra kể từ khi được vua cha sắc phong thái tử vào tháng 6-2017.
Nới lỏng cho phụ nữ
Arab Saudi hiện có 22 triệu dân và khoảng 2/3 trong số đó dưới 30 tuổi. Phụ nữ đi làm chủ yếu là thu ngân siêu thị. Trước năm 2015, phụ nữ không được phép làm việc ở những không gian công cộng.
Các quy ước xã hội ở Arab Saudi từ lâu được thúc đẩy bởi sự diễn giải bảo thủ về đạo Hồi và các tập quán Arab truyền thống - những thứ không chỉ khiến phụ nữ ở ngoài rìa đời sống công cộng mà còn vắng bóng trong nhiều trường hợp.
Ở Arab Saudi, giáo dục cho các trẻ em gái phải đến những năm 1960 mới xuất hiện. Nhiều thập kỷ qua, các chức sắc tôn giáo thúc đẩy việc phân cách giữa phụ nữ và nam giới, thuyết giảng rằng mọi thứ sẽ tốt hơn nếu phụ nữ chỉ ở nhà. Guardian vừa cho hay.
Hệ thống giám hộ của Arab Saudi tồn tại lâu đời, gồm các luật, quy định và tập quán xã hội đan xen khiến nhiều quyền của phụ nữ nằm trong vòng kiểm soát của người thân nam giới của họ (bố, anh trai, em trai, chồng).
Mãi tới gần đây, năm 2017, phụ nữ Arab Saudi mới được phép lái xe, rồi năm 2018, họ có quyền đến dự các sự kiện giải trí, thể thao. Và giờ đây, họ mới có quyền làm hộ chiếu, đi nước ngoài một cách độc lập.
"Sự thay đổi này có nghĩa là phụ nữ sẽ có toàn quyền quyết định số phận pháp lý của họ… Một thế hệ lớn lên hoàn toàn tự do và bình đẳng với các người anh em trai của họ", bà Muna AbuSulayman, nhân vật nổi tiếng trên truyền thông Arab, viết trên mạng xã hội Twitter.
Bà nói bản thân bà phấn khích đến nỗi không ngủ được. Con gái lớn của bà sẽ được làm hộ chiếu, được đi nước ngoài mà không cần có sự chấp thuận của bố, không cần bố đi cùng.
Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman vừa quyết định trao thêm quyền cho phụ nữ nước này, bao gồm quyền đi xa mà không phải xin phép một người thân là nam giới (bố, chồng…), được đối xử bình đẳng nơi làm việc, được cấp giấy tờ gia đình.
Theo quy định mới có hiệu lực từ cuối tháng 8 này, tất cả phụ nữ Arab Saudi được phép nộp đơn xin cấp hộ chiếu; phụ nữ ít nhất 21 tuổi được phép đi nước ngoài một cách độc lập. Trước đó, phụ nữ phải xin phép người giám hộ nam giới mới được làm hộ chiếu. Phụ nữ không có hộ chiếu chỉ có một trang trong hộ chiếu của người giám hộ. Vì thế, họ không thể đi nước ngoài mà không có người giám hộ đi cùng.
Bước đột phá lớn
Thay đổi mới nhất này có thể đóng vai trò rất quan trọng không chỉ với phụ nữ mà còn với xã hội Arab. "Đây là một bước đột phá lớn", Hoda al-Helaissi, thành viên Hội đồng tư vấn Shura của Arab Saudi, nhận định. Sự tiến bộ của phụ nữ là yếu tố chủ chốt trong kế hoạch của Thái tử Mohammed nhằm cải tổ đất nước thông qua đa dạng hóa kinh tế và nới lỏng hạn chế xã hội.
Từ khi bố ông thoái vị năm 2015, Thái tử Mohammed được hoan nghênh vì đã "mềm hóa" lực lượng cảnh sát tôn giáo, cho phép mở cửa các rạp chiếu phim, rạp hát, dỡ bỏ lệnh cấm phụ nữ lái xe…
Dù Thái tử Mohammed mở ra nhiều cánh cửa mới cho phụ nữ Arab, các nhà phê bình chỉ ra rằng, một số phụ nữ vận động cho những quyền kể trên vẫn đang phải ngồi tù hoặc hầu tòa. Ngoài ra, để quy định mới đi vào cuộc sống, đến tận từng gia đình cũng mất một khoảng thời gian nhất định.
Một số phụ nữ Arab nói rằng, họ chỉ được hưởng bình đẳng thực sự khi họ nhận được các quyền khác mà họ vẫn còn thiếu như cưới chồng hoặc sống độc lập mà không phải xin phép một người thân nam giới.