Cuộc chiến chống tin giả về COVID-19 trên Wikipedia

Thứ Sáu, 06/03/2020, 18:38
Khi những báo cáo về các trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên xuất hiện từ Trung Quốc, thì thông tin về con virus đó (bao gồm cả các lời đồn đại về nguồn gốc, tính độc hại và khả năng gây tử vong của nó) đã bắt đầu lan truyền chóng mặt trên Wikipedia.

Chỉ trong vòng vài tuần, phiên bản bách khoa thư trực tuyến (Wikipedia) ngôn ngữ tiếng Anh đã chứng kiến sự ra đời của ít nhất 6 bài viết về đợt dịch bùng phát. Kể từ lúc bắt đầu vào tháng Giêng năm 2020, hơn 18 triệu lượt người trên thế giới đã đăng nhập để đọc những bài viết này, từ đây đã có một tần suất gia tăng các bài viết chính sửa.

Tin giả hoành hành

Sự quan tâm điên cuồng này là một thách thức lớn đối với cộng đồng các biên tập viên tình nguyện của Wikipedia, những người luôn ngập đầu trong núi thông tin về khủng hoảng y tế đang tràn như thác lũ trên các trang mạng, và miệt mài triệt tiêu thông tin sai lệch. 

Trong khi một trang trên Wikipedia có đề cập đến "corona virus" thực sự đã tồn tại ngay từ năm 2013, nhưng bài viết về "dịch Corona Virus Vũ Hán 2019" lại được "sáng tác" ra từ ngày 5 tháng Giêng năm 2020. 4 ngày sau đó, một bài viết mới toanh đã được đưa lên và lần này chỉ viết về "Corona virus mới" mà cái tên chính thức là COVID-19. 

Bác sĩ người Canada James Heilman là biên tập viên lâu năm của Wikipedia.

Một nghiên cứu khác đã được tạo ra vào tháng 2/2020 nhằm liệt kê các triệu chứng của bệnh hô hấp được gây ra bởi virus Corona mới này. Kể từ khi được tạo ra, bài viết chính đã trải qua hơn 6.500 chỉnh sửa bởi hơn 1.200 biên tập viên.

Nội dung bài viết chứa nhiều con số liên quan đến COVID-19 chỉ trong vòng không đầy 2 tuần sau khi nó hiện hữu, bài viết chính đã bị chặn để nhường chỗ cho sự ra đời của một bản danh sách liệt kê các trường hợp "bùng phát virus corona Vũ Hán theo tầm vóc quốc gia và lãnh thổ". 

Ngay khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, người người từ khắp nơi trên thế giới đã đổ về Wikipedia để đọc thông tin về con virus và các rủi ro tiềm tàng của nó, biến bách khoa toàn thư trực tuyến thành nguồn khai thác thông tin cho mạng xã hội.

Lấy ví dụ như bản đồ xác nhận các trường hợp bệnh trên Wikipedia đã được đăng trên mạng Twitter và các nhà khoa học liền sử dụng một danh sách những trường hợp đã biết để tạo ra dữ liệu hình ảnh về vụ dịch. 

Hay trên mạng Reddit, người dùng mạng này đã rôm rả thảo luận về tỷ lệ tử vong do Corona mới gây ra. Mặt trái của sự quan tâm cuồng nhiệt này là Wikipedia bị biến thành một định dạng mở có thể dễ dàng dùng nó để lan truyền tin giả. 

Ông James Heilman, bác sĩ cấp cứu người Canada và là biên tập viên lâu năm của Wikipedia, người thường được biết đến dưới cái tên Doc James, phát biểu: "Cộng đồng chỉnh sửa thường tập trung vào những sự kiện tin tức nóng hổi, và vì thế mà nội dung tin đó lan đi rất nhanh. Và virus corona mới không là ngoại lệ". 

Đội ngũ biên tập viên y học

Ông James Heilman là một phần của WikiProject Medicine, một nhóm biên tập viên nhỏ nhưng chất lượng của Wikipedia chuyên tập trung chỉnh sửa các thông tin y học. Dịch COVID-19 đã khiến các thành viên trong nhóm này bù đầu trong những tuần gần đây. 

Trang Wikipedia tiếng Anh có liên quan COVID-19 đã bị khóa công khai để phục vụ cho công tác chỉnh sửa. Hiện tại chỉ những biên tập viên có tên người cùng tài khoản hơn 4 ngày tuổi và có ít nhất 10 lần chỉnh sửa mới có thể thay đổi được nội dung.

Một trong những vấn đề lớn nhất trên các trang viết về COVID-19 là sự căng thẳng giữa các nguồn báo chí và nguồn y tế. Lấy ví dụ như, bà Marielle Volz (một biên tập viên tình nguyện của Wikipedia) giải thích rằng "truyền thông nuôi một ý tưởng rằng dịch COVID-19 chắc chắn phải đến từ động vật được bán làm thức ăn ngay tại chợ hải sản, bởi vì nhiều cảnh báo sớm đã được phát đi tại đó. 

Lẽ dĩ nhiên thì điều này có thể xảy ra, nhưng chúng ta sẽ không thể biết đích xác nguồn gốc con virus nếu không có thêm các nghiên cứu chuyên sâu". Vì lẽ đó, bà Marielle đã xóa tuyên bố từ bài báo viết về virus corona mới (đã từng xuất hiện trên phiên bản đầu tiên của bài báo dịch corona). Bà Marielle khẳng định rằng thông tin ban đầu về việc phát triển các sự kiện dịch bệnh không đáng tin cậy, bao gồm cả nguồn tuyên bố từ giới khoa học.

Bà Marielle giải thích: "Bài báo nghiên cứu đầu tiên công bố về nguồn gốc của virus corona mới lại cho rằng nó đến từ loài rắn. Trên trang Wikipedia, quý vị có thể đọc một bài báo cũ cho rằng loài rắn có mang virus dịch bệnh, với nguồn trích dẫn là hãng tin CNN. Ngay cả bài báo này cũng vấp phải sự hoài nghi từ chính cộng đồng khoa học". 

Khi loài dơi bị cáo buộc là nguồn gốc truyền virus corona mới, đã có một báo cáo phát đi từ Trung Quốc ám chỉ đến một "hang dơi" nơi các nhà khoa học nước này tìm thấy một chủng virus, bài báo bằng cách nào đó đã xâm nhập vào trang Wikipedia trước khi nó bị loại bỏ.

Giáo sư Nadav Davidovitch, giám đốc của Trường sức khỏe cộng đồng thuộc Đại học Ben Gurion của Negev (Beersheba, Israel) thốt lên rằng "Tôi rất sửng sốt bởi chất lượng nội dung của bài báo chính trên Wikipedia viết về Covid-19. Bài báo đã cung cấp một bức tranh tương đối phức tạp và nhiều sắc thái về dịch Covid-19 bùng phát. Nó khắc họa rõ nét sự phân nhánh cấp địa phương, quốc gia và quốc tế từ khoa học căn bản đến lâm sàng, dịch tễ học, y tế cộng đồng, các quan điểm về xã hội, kinh tế và chính trị". 

Giáo sư Nadav cũng ca ngợi nhóm cộng sự của WikiProject Medicine vì "có nguồn tin rộng mở và đa dạng với nhiều nguồn đáng tin cậy: từ thông tin y học dựa trên các tham chiếu hàn lâm chẳng hạn như WHO; cho đến các hãng truyền thông đáng tin cậy đã cung cấp các khía cạnh tốt hơn về COVID-19. 

Nó cũng cung cấp những lời chỉ trích xã hội có giá trị: thảo luận rằng làm thế nào sự phân biệt chủng tộc đã giúp thúc đẩy câu chuyện, chẳng hạn như với bệnh SARS" trước đây.

Nguyễn Thanh Hải (tổng hợp)
.
.
.