Bắt giữ cặp vợ chồng điệp viên Nga hoạt động suốt 20 năm tại Đức
Các cơ quan mật vụ của Đức đã lần ra cặp điệp viên này từ những dấu vết của vụ án gián điệp liên quan đến Anna Chapman. Vụ việc này được đánh giá có thể gây ra những phức tạp đến quan hệ song phương giữa
Thông tin về vụ án gián điệp trên liên tục xuất hiện trên báo chí Đức, sau khi Viện Kiểm sát CHLB Đức chính thức xác nhận về việc bắt giữ hai đối tượng "vì nghi ngờ hoạt động gián điệp và giả mạo giấy tờ". Chiến dịch bắt giữ được triển khai khá chi tiết với sự tham gia của các nhân viên Cơ quan Cảnh sát liên bang và các tay súng của Lực lượng Đặc nhiệm GSG 9 đồng thời tại hai thành phố phía tây nam nước Đức.
Những chi tiết đầu tiên xuất hiện trên hai tạp chí Spiegel và Focus cho biết, đối tượng bị bắt giữ là cặp vợ chồng điệp viên Nga có tên Heidrun và Andreas Anschlag, đã hơn 20 năm qua sinh sống tại Đức bằng giấy tờ của các công dân Áo.Trước khi bị bắt, cả 2 đang sống tại một căn nhà riêng ở ngoại ô
"Họ, trên thực tế gần như không giao tiếp với ai, có một lối sống hoàn toàn khép kín, không tham dự bất cứ một tổ chức, câu lạc bộ hay lễ hội ở địa phương - một quan chức có thẩm quyền tiết lộ - Sau khi bị bắt,người ta mới phát hiện ra cả hai chưa bao giờ chụp chung một tấm ảnh nào với hàng xóm".
Căn nhà tại Marburg là nơi vợ chồng Anschlag sống trước khi bị bắt. |
Những người xung quanh thường bắt gặp bà vợ Heidrun ra khỏi nhà vào buổi sáng với một chiếc túi xách thể thao lớn. Nhưng mỗi khi hàng xóm tìm cách bắt chuyện để làm quen, cả hai đều lịch sự từ chối với lý do đang rất bận. Được biết gia đình điệp viên trên còn có một cô con gái đang học tại một trường đại học ở địa phương.
Báo chí Đức cho biết, vợ chồng nhà Anschlag theo chỉ thị của Moskva đã di cư từ
Trong suốt 20 năm hoạt động tại Đức, vợ chồng nhà Anschlag ban đầu liên lạc với tình báo Xôviết trước khi chuyển sang làm việc cho SVR sau khi Liên Xô tan rã. Họ thường xuyên chuyển những bức điện mật về Moskva nhờ sự giúp đỡ của một thiết bị liên lạc sóng ngắn. Chính bà Heidrun đã bị bắt quả tang đang sử dụng thiết bị này tại nhà của mình. Còn ông chồng vốn là một kỹ sư chế tạo máy bị bắt giữ tại nơi làm việc ở Balingen, là nơi đang làm thuê cho một nhà cung cấp ôtô lớn của Đức.
Một số nguồn tin còn khẳng định, mật vụ Đức phát hiện được cặp vợ chồng điệp viên trên nhờ những thông tin do các đồng nghiệp Mỹ cung cấp. "Cơ quan Bảo vệ hiến pháp liên bang (tên gọi chính thức của Cơ quan Phản gián Đức) đã chú ý tới những gián điệp trên sau khi Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) phát hiện cả một mạng lưới điệp viên của SVR vào năm ngoái - tạp chí Focus cho biết - Theo những dữ liệu chúng tôi có được, cặp vợ chồng này thường xuyên liên lạc với người đẹp Anna Chapman từ mạng lưới bị phá vỡ trên".
Vụ án gián điệp mới nhất này còn khiến công chúng nhớ lại không ít những vụ bê bối tương tự trước đó trong quan hệ Moskva-Berlin. Trường hợp gần đây nhất mới xảy ra vào năm ngoái, khi Viện Kiểm sát Đức buộc tội công dân Áo Harald Alois hoạt động khai thác thông tin gián điệp trong lĩnh vực chế tạo máy bay lên thẳng quân sự và dân sự cho nước Nga.
Trước đó, mật vụ Đức cũng không ít lần công khai cảnh báo về nguy cơ của làn sóng gián điệp quy mô từ phía Nga và Trung Quốc, đồng thời khẳng định việc chống lại làn sóng trên là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan mật vụ Đức.
Tờ Suedwest Presse dựa trên nguồn tin trong hàng ngũ cơ quan tình báo cho biết, hiện nước Đức đang là nơi sinh sống của gần 4 triệu người có nguồn gốc từ Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ, trong số này có không ít người đang hoạt động gián điệp.
Còn theo một bản báo cáo vào năm ngoái của Cơ quan Tình báo liên bang Đức, SVR đang có khoảng 13 ngàn điệp viên đang hoạt động chủ yếu để khai thác những bí mật quan trọng về kinh tế, khoa học và công nghệ. Tổn thất trung bình của nước Đức liên quan đến các hoạt động gián điệp của nước ngoài được ước tính lên tới 50 tỉ euro mỗi năm.
Nếu 2 vợ chồng Anschlag thực sự hoạt động cho SVR, nhiều khả năng họ cũng sẽ được trao đổi như các điệp viên trong mạng lưới của Anna Chapman. Nước Nga hiện đang có trong tay một vài "ứng cử viên tiềm năng" cho hoạt động trao đổi này. Điển hình là Andrey Dumenkov, người vào năm 2006 đã bị kết án 12 năm tù vì tội hoạt động gián điệp cho CHLB Đức, cụ thể là thu thập tài liệu thiết kế vũ khí tên lửa của Nga. Được biết, phía Nga hiện vẫn từ chối bình luận thông tin về vụ việc trên