Xử lý mạnh tay xe chở quá tải gây ô nhiễm môi trường
Vào những tháng cuối năm, nhiều công trình xây dựng gấp rút thi công, hoạt động kinh doanh sôi động, việc vi phạm tải trọng lại tái diễn.
Chở quá tải gây rơi vãi ra đường
Hà Nội hiện có 55.411 xe tải thông thường phương thuộc 9.123 doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó có 1.774 xe đầu kéo thuộc 531 doanh nghiệp, hợp tác xã; 4.887 xe container thuộc 783 doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trong năm 9 tháng đầu năm 2022, hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa đã trở lại trong tình hình bình thường mới sau 2 năm phòng, chống dịch COVID-19, các vi phạm về hoạt động vận chuyển hàng hóa trở lên phức tạp.
Xe quá khổ, xe chở hàng siêu trường, siêu trọng không có có giấy phép lưu hành, hoạt động ở một số tuyến dường tập trung nhiều công trường xây dựng như: QL31, đê Liên Mạc, đường Võ Nguyễn Giáp, Nguyễn Khoái, Trần Quang Khải, Ngọc Hồi…
Theo ghi nhận của phóng viên, vi phạm tải trọng xảy ra nhiều nhất ở tại tuyến QL6, QL1, QL32, QL3, đại lộ Thăng Long. Ngoài chở hàng, đất đá, cát sỏi quá tải trọng, nhiều xe cotener cất nóc chở hàng trăm tấn đá, hoạt động vào đêm tối, hoặc giờ nghỉ trưa để trốn tránh lực lượng chức năng.
Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo Phòng CSGT, Phòng Cảnh sát môi trường, Phòng Cảnh sát Kinh tế phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội cùng Công an các quận, huyện, thị xã và chính quyền, các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện, tập trung lực lượng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của chủ phương tiện, đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe về quá khổ, quá tải, vi phạm kích thước thành thùng, vệ sinh môi trường giao thông.
Các Đội Thanh tra GTVT bố trí lực lượng, phối hợp với Công an, chính quyền địa phương tập trung xử lý các xe chở quá khổ, quá tải tải hoạt động, trong đó tập trung kiểm tra, xử lý trên các tuyến đường Phạm Hùng, Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi, đường 70 - Xa La ....
Để xử lý triệt để tình trạng này, Đội Thanh tra GTVT đường bộ rà soát đến các đơn vị kinh doanh vận tải, các đầu mối bốc xếp để yêu cầu, tuyên truyền đơn vị cắt thành thùng tại chỗ. “Việc tuyên truyền doanh nghiệp, các đầu mối bốc xếp cắt thành thùng đã có hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đã tự cắt thành, thùng xe, mang lại công bằng trong kinh doanh”, ông Hoàng Xuân Dư, Đội trưởng Đội GTVT đường bộ cho biết.
Sau một thời gian phối hợp với lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội ra quân xử lý, tình trạng xe cơi nới thành thùng, chở quá tải trọng giảm rõ rệt. Có nhiều xe tải lợi dụng thời gian ngoài giờ hành chính để vi phạm, Đội Thanh tra GTVT đường bộ đã bố trí lực lượng làm ngoài giờ, báo cáo xin lãnh đạo tuần tra ngoài giờ hành chính. Lực lượng đã rà soát trên tất cả các tuyến dường, công trình trọng điểm, bến bãi, điểm bốc xếp để bố trí thời gian và bắt quả tang xe vi phạm, thậm chí xử lý cả phương tiện bỏ trốn. “Tuần tra ngoài giờ có hiệu quả, có xe chúng tôi đã xử phạt trên 100 triệu đồng”, ông Dư cho biết.
Chỉ trong gần 2 tháng ra quân xử lý, Đội Thanh tra GTVT đường bộ đã lập biên bản 62 trường hơp xe tải vi phạm, phạt tiền hơn 740 triệu đồng, trong đó có 34 trường hợp quá tải, 5 trường hợp cơi nới thành thùng.
Điển hình là xử phạt Công ty TNHH vận tải và thương mại Phúc Thịnh (Hà Nội) 60 triệu đồng vì để cho người làm công điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 6 Điều 24 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP; để cho người làm công điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 6 Điều 24 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
Ngoài chở hàng hoá quá tải, các xe này còn vi phạm môi trường khi chở quá tải gây rơi vãi ra đường phố. Thậm chí vào lúc vắng người, có xe còn tụt ben đổ phế thải xuống đường.
Quyết liệt xử lý
Sau một thời gian lực lượng chức năng của Hà Nội kiên quyết xử lý xe ô tô quá tải trọng, tình trạng cơi nới thành thùng, chở quá tải đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, từ nay đến Tết Nguyên đán, tình trạng chở quá tải lại tái diễn nếu không kiểm tra, xử lý gắt gao.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã lập biên bản vi phạm hành chính 4.026 trường hợp vi phạm vận tải hàng hoá, phạt tiền hơn 15,2 tỷ đồng, tạm giữ 39 phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) có thời hạn 350 trường hợp, tước tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường 104 phương tiện.
Trong đó, đã lập biên bản vi phạm hành 932 trường hợp vi phạm quá khổ, quá tải, phạt tiền hơn 10 tỷ đồng, tạm giữ 31 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 347 trường hợp.
Đã lập biên bản vi phạm hành chính (đối với lái xe, chủ phương tiện 189 trường hợp vi phạm kích thước thành thùng xe, phạt tiền hơn 1.7 đồng, tạm giữ 7 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 83 trường hợp, tước tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường 104 xe ô tô tải.
Trong 9 tháng có 2.709 trường hợp làm rơi vãi, lôi kéo đất đá bị xử phạt vi phạm hành chính , phạt tiền 7,9 tỷ đồng.
Hiện nay, việc quản lý hoạt động vận tải hàng hóa trên địa bàn Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn, bất cập như các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô tuy đã có nhận thức rõ trách nhiệm trong công tác chấp hành các quy định của Chính phủ, Bộ GTVT, UBND TP Hà Nội về kiểm soát tải trọng, đảm bảo vệ sinh môi trường giao thông trong quá trình hoạt động, tuy nhiên một bộ phận đơn vị kinh doanh vận tải chưa chú trọng đến công tác quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị dẫn đến còn tồn tại vi phạm.
Để giải quyết triệt để tình trạng này, ngoài mạnh tay xử lý vi phạm, còn phải tăng cường tuyên truyền đến chủ doanh nghiệp, tài xế để họ chấp hành.