Phát hiện siêu hố đen lớn hơn Mặt Trời hàng tỷ lần
Theo các nhà khoa học, siêu hố đen trên được phát hiện ra trong quá trình nghiên cứu quan sát một khu vực vũ trụ nằm cách trái đất 12 tỷ năm ánh sáng nhờ dữ liệu từ vệ tinh Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), kính viễn vọng Wide-field Infrared Survey Explorer (WISE) của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và kính viễn vọng SkyMapper của ANU.
Siêu hố đen được các nhà khoa học đặt tên là QSO SMSS J215728.21-360215.1 có kích thước đáng nể khi lớn gấp 20 tỷ lần Mặt Trần với ánh sáng khác thường. Khi được quan sát từ trái đất, QSO SMSS J215728.21-360215.1 có ánh sáng được nhận định lớn hơn mặt trăng nhiều lần.
Bước đầu nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy QSO SMSS J215728.21-360215.1 có tốc độ phát triển lên tới 1% sau triệu năm. Sự phát triển quá nhanh của siêu hố đen cũng phần nào khiến các nhà khoa học lo lắng bởi sức tán phá cùng sự "ham ăn" này trong tương lai có thể ảnh hưởng tới hệ Mặt trời, trong đó có trái đất.
Trước khi phát hiện siêu hố đen QSO SMSS J215728.21-360215.1, các nhà khoa học từng phát hiện một siêu hố đen khác có tên gọi SDSS J0100 + 2802 nằm cách trái đất khoảng 12,8 tỷ năm ánh sáng và hình thành khoảng 900 triệu năm sau vụ nổ lớn Big Bang.
SDSS J0100 + 2802 có kích thước lớn hơn Mặt Trời 12 tỷ lần, chuẩn tinh hay quasar (vật thể phát sáng sinh ra từ lỗ đen khổng lồ) có độ sáng mạnh hơn 420.000 tỷ lần.