“Làn sóng” tiếp cận thông tin mới từ AI của MobiFone
- MobiFone: “Chăm sóc chuẩn vàng”, khách hàng cộng điểm
- MobiFone ra gói cước roaming châu Âu ‘giá mềm’
- MobiFone tặng 1 tỷ đồng cho khách nạp thẻ
Người dùng hưởng lợi
Tính đến thời điểm hiện tại, có trên 5 tờ báo điện tử ở Việt Nam, như Lao động, Người lao động, IctNews, Người đưa tin… đã tiên phong áp dụng công nghệ sử dụng báo nói ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) – giải pháp công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói (text to speech – TTS) của nhà mạng MobiFone.
Hiểu đơn giản, với công nghệ TTS, thay vì phải thu âm bằng người thật cho một bài báo như trước đây, bạn chỉ cần nhập nội dung bài báo đó, hệ thống tích hợp công nghệ TTS sẽ tự động đọc bài báo đó một cách tự động.
Công nghệ này có thể phát âm những tiếng ngoài dữ liệu chuẩn, đồng thời đưa ra cách đọc các từ chưa chuẩn hoá theo ngữ cảnh một cách thông minh, dự đoán đọc từ viết tắt, từ mượn nước ngoài. Sản phẩm cho phép tất cả tòa soạn cập nhật từ điển, gồm các từ ngữ mới và các từ ngữ thường sử dụng theo đặc trưng của báo.
Ứng dụng công nghệ trên nền tảng trí tuệ nhân tạo này của MobiFone đang tạo ra những trải nghiệm hữu ích và thiết thực với người dùng. Cụ thể là việc tiếp cận thông tin báo chí khi lái xe qua kết nối không dây (Bluetooth).
Thay vì phải dừng xe mở các trang báo ra xem tin tức thì người lái xe có thể nghe trang báo yêu thích/chuyên mục yêu thích từ ứng dụng công nghệ trên. Xét theo nhu cầu đảm bảo an toàn thì việc tiếp cận báo chí bằng cách nghe sẽ phù hợp hơn.
Ứng dụng này cũng đặc biệt phù hợp với người già và người khiếm thị khi dễ dàng nắm bắt thông tin thay cho cách đọc báo phổ thông như trước đây.
Theo thống kê, hiện có hơn 3 triệu người khiếm thị tại Việt Nam, trong đó 82% người khiếm thị nhận định “đọc” là một phần quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, chỉ 1% người khiếm thị có khả năng đọc được bằng chữ nổi. Song song đó, thực tế cũng cho thấy, người cao tuổi có thói quen nghe nhiều hơn đọc do thị lực giảm. Vì vậy, hình thức nghe sẽ phù hợp và được yêu thích hơn khi tiếp cận báo chí.
Một số chuyên gia công nghệ cho rằng, ứng dụng công nghệ chuyển đổi văn bản thành giọng nói của MobiFone (MobiFone TTS) thể hiện rõ tính ưu Việt, là giọng nói nhân tạo có cảm xúc.
Theo đó, MobiFone TTS xử lý được ngôn ngữ tiếng Việt theo nhiều cấp độ khác nhau, phù hợp quy chuẩn ngôn ngữ báo chí, các tòa soạn khác nhau với chất giọng tự nhiên, có cảm xúc gần giống giọng người thật.
Giải pháp tối ưu cho các tòa soạn
Hiện nhiều hãng tin, tòa soạn trên thế giới ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào làm báo, trong đó có sử dụng AI để chuyển văn bản thành giọng nói (text to speech - TTS), tích hợp giữa báo nói và báo viết, đem lại cách tiếp cận thông tin mới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này.
Sản phẩm sử dụng công nghệ Text to Speech (TTS) – một ứng dụng công nghệ AI và là một trong những công nghệ nền tảng của kỷ nguyên giao tiếp bằng giọng nói trong cuộc cách mạng 4.0. Do chỉ cần đầu vào là nội dung văn bản, hệ thống máy tính sẽ tự động giúp các tòa soạn chuyển đổi thành dạng audio, chính vì thế các tòa soạn sẽ không còn phải mất nhân sự và thời gian để đọc từng bài báo, sau đó xử lý âm thanh qua các phần mềm phức tạp.
Việc áp dụng công nghệ này vào mỗi tòa soạn khá đơn giản, nhưng lại tạo ra một sản phẩm báo chí – phương thức truyền tải thông tin hữu ích và phù hợp với xu hướng trong thời đại công nghệ số, giúp độc giả có thể vừa nghe báo, vừa làm các công việc khác.
Đại diện MobiFone cho biết, một trong những yếu tố quan trọng mà giải pháp báo nói của MobiFone hướng tới là tính an toàn và tính “đọc đúng” của báo nói. Tiếng Việt mang nhiều ngữ cảnh và ý nghĩa, văn phong của mỗi báo cũng theo từng lĩnh vực mà hoà
n toàn khác nhau. Vì vậy, giải pháp của MobiFone hướng tới không chỉ là giọng nói mà còn là hệ thống các từ điển, từ viết tắt, văn phạm, định dạng của mỗi báo.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, công nghệ TTS của MobiFone hứa hẹn mở ra những ứng dụng vô tận với hiệu năng mạnh mẽ, đáp ứng trong nhiều lĩnh vực như tổng đài với trợ lý ảo thông minh, giải pháp nhà thông minh, sản xuất nội dung thông minh… Ngoài ra, mỗi cơ quan báo chí khi sử dụng công nghệ TTS của MobiFone sẽ tiết kiệm nhân sự, thời gian, chi phí để phát triển công nghệ tương tự; tối ưu hóa hoạt động của nguồn nhân lực nhờ vào các hệ thống tự động giao tiếp khách hàng, người dân…
“Hạt nhân” cho thành phố thông minh
Một số ứng dụng về công nghệ AI – TTS của MobiFone có thể kể đến như: tích hợp báo nói cho Cổng thông tin điện tử hoặc các trang tin tức địa phương; thông báo thiên tai, cháy nổ, tình huống khẩn cấp qua hệ thống gọi tự động - Mobile Alert; tự động báo vi phạm giao thông; thông báo tình trạng giao thông qua radio một cách tự động, tích hợp với hệ thống giám sát giao thông thông minh…
Tuy nhiên một trong những ứng dụng thiết thực của công nghệ AI - TTS nhằm xây dựng thành phố thông minh.
Theo đại diện MobiFone, giải pháp công nghệ AI – TTS của nhà mạng có tính năng nổi bật như: tự động xác định, nhận dạng mặt người, vật thể từ ảnh, video hoặc trực tiếp từ camera. Sử dụng trí thông minh nhân tạo để so sánh các đặc điểm khuôn mặt chọn trước từ hình ảnh và cơ sở dữ liệu về khuôn mặt đã có từ trước. Ngưỡng chính xác mà công nghệ có thể nhận dạng lên tới 95% và có thể nhận diện từ nhiều năm về trước.
Trong ứng dụng nhằm xây dựng thành phố thông minh, công nghệ AI – TTS của MobiFone còn có thể ứng dụng để triển khai các hệ thống giao thông thông minh, đếm các lưu lượng phương tiện tham gia giao thông nhằm giúp cho việc phân luồng được hiệu quả, hỗ trợ xử phạt nguội đối với các trường hợp vi phạm luật lệ giao thông qua việc nhận dạng các biển số xe.
“MobiFone kỳ vọng, với các giải pháp mới ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ các khối cơ quan chính quyền và doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề bức thiết hiện nay, khẳng định vai trò là một trong những doanh nghiệp đi đầu về công nghệ và viễn thông. MobiFone đã, đang và không ngừng cập nhật những công nghệ mới đến với khách hàng và đối tác để áp dụng trong nhiều lĩnh vực lớn của cuộc sống”, đại diện MobiFone cho biết.