Bảo trì cáp quang biển, truy cập internet có thể bị gián đoạn
- Viettel tham gia đầu tư nâng cấp dung lượng tuyến cáp quang biển Liên Á
- Cáp quang biển AAG đã hoạt động bình thường trở lại
- Hoàn tất sửa chữa tuyến cáp quang biển quốc tế AAG vào ngày 17/6
Hiện nay, Việt Nam có 4 tuyến cáp quang biển, trong đó AAG được sử dụng từ tháng 11/2009 với dung lượng thiết kế 2 terabit/giây, kết nối khu vực Đông Nam Á với Hoa Kỳ.
Kể từ khi đi vào hoạt động năm 2009, tuyến cáp này đã không ít lần gặp sự cố, ảnh hưởng nhiều đến người dùng bởi đây là tuyến Internet quốc tế chủ yếu của Việt Nam.
Xử lý sự cố cáp quang biển (ảnh minh họa). |
Trước vấn đề tuyến cáp quang biển AAG liên tục bị sự cố từ năm 2014 đến năm 2015, các nhà cung cấp dịch vụ đang sử dụng đường truyền của cáp quang biển AAG như Viettel đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư vào tuyến cáp quang biển châu Á - Thái Bình Dương APG (Asia Pacific Gateway, chiều dài hơn 11.000km và băng thông khoảng 4Tbps, nối từ Việt Nam đi các nước châu Á và Mỹ) và tuyến cáp quang biển AAE1 (Asia Africa Euro 1, chiều dài 25.000km) nối từ Việt Nam và các nước châu Á đến châu Âu, châu Phi. Đến thời điểm hiện tại, Viettel là doanh nghiệp viễn thông Việt Nam duy nhất tham gia đầu tư vào tuyến cáp AAE1.
Dự kiến đưa vào khai thác trong năm 2016, các tuyến cáp mới này sẽ nâng tổng số đường trục quốc tế của Viettel lên 6 đường trục (AAG, IA, 2 hướng đi qua Trung Quốc, APG và AAE1), giúp nâng cao chất lượng kết nối Internet đi quốc tế của Việt Nam, đặc biệt đảm bảo dịch vụ cho khách hàng khi tuyến AAG gặp sự cố hoặc ngừng hoạt động.