Xử sơ thẩm vụ "bầu" Kiên: Tiếp tục cãi "bay cối đá"!

Thứ Sáu, 23/05/2014, 15:09

Bắt đầu từ ngày 20/5, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên ("bầu" Kiên) và các đồng phạm về các hành vi: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "Trốn thuế", "Kinh doanh trái phép". Vẫn mang thần thái của vị đại gia "chém" tung hỏa mù về những bất cập của bóng đá Việt Nam hôm nào, ngay từ phút đầu tiên được nói, "bầu" Kiên đã chối tội và cho rằng, ông ta bị truy tố là oan. Cũng giống như "bầu" Kiên, các bị cáo khác cũng liên tiếp kêu oan. Có lẽ, tin vào những lý lẽ của chồng mình nên vợ "bầu" Kiên, một phụ nữ đẹp mặn mà mặc dù đã ngoài 40 và có 3 đứa con,  dành cho chồng ánh mắt âu yếm, tin cậy trong suốt những ngày xét xử.

XửBắt đầu từ ngày 20/5, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên ("bầu" Kiên) và các đồng phạm về các hành vi: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "Trốn thuế", "Kinh doanh trái phép". Vẫ#n mang thần thái của vị đại gia "chém" tung hỏa mù về những bất cập của bóng đá Việt Nam hôm nào, ngay từ phút đầu tiên được nói, "bầu" Kiên đã chối tội và cho rằng, ông ta bị truy tố là oan. Cũng giống như "bầu" Kiên, các bị cáo khác cũng liên tiếp kêu oan. Có lẽ, tin vào những lý lẽ của chồng mình nên vợ "bầu" Kiên, một phụ nữ đẹp mặn mà mặc dù đã ngoài 40 và có 3 đứa con,  dành cho chồng ánh mắt âu yếm, tin cậy trong suốt những ngày xét xử.

Lính thì phải nghe lời "sếp"!

Còn nhớ, trong lần trước ra tòa (phiên tòa sau đó bị hoãn), "bầu" Kiên đã dõng dạc đề nghị Tòa triệu tập những vị đại diện của Ngân hàng Nhà nước, Vụ Vụ Pháp chế và Vụ quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Vụ pháp chế (Bộ Công thương), Tổng cục thuế, Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội, Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, nếu muốn truy tố ông ta về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Tuy nhiên, trong phiên sơ thẩm này, chỉ có đại diện Tổng cục Thuế, đại diện Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến Tòa.

Theo cáo trạng truy tố, Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội (ACBI) của Nguyễn Đức Kiên, thế chấp 20 triệu cổ phần Công ty cổ phần Thép Hoà Phát để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ tại ngân hàng ACB. Theo lệnh của "bầu" Kiên, Trần Ngọc Thanh (Giám đốc ACBI) và Nguyễn Thị Hải Yến (kế toán trưởng) đã lập khống biên bản họp HĐQT và quyết định về việc bán số cổ phần để tạo lòng tin với Công ty TNHH một thành viên Thép Hoà Phát làm công ty này tin số cổ phần này đang được ACBI quản lý, chưa chuyển nhượng và không có tranh chấp. Do vậy, ngày 21/5/2012, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên thép Hòa Phát đã ký hợp đồng mua 20 triệu cổ phần này và chuyển 264 tỷ đồng cho Công ty ACBI.

Khi chưa bị bắt, đương nhiên là mọi chỉ đạo của "sếp", Trần Ngọc Thanh chỉ có nghĩa vụ thực hiện. Theo lời khai của Thanh trước tòa thì việc chuyển nhượng 20 triệu cổ phần đều đã được "bầu" Kiên đàm phán trước đó. Khi kế toán trưởng đưa biên bản họp HĐQT cũng như nghị quyết giải chấp số cổ phiếu này, "thấy "sếp" Kiên ký nháy nên bị cáo đã tin tưởng, ký vào các giấy tờ đó" - Trần Ngọc Thanh cho biết.

Cũng như Trần Ngọc Thanh, kế toán Nguyễn Thị Hải Yến thừa nhận là người soạn thảo bản hợp đồng chuyển nhượng cổ phần biên bản họp HĐQT theo sự chỉ đạo của "bầu" Kiên. "Tại ACBI, ông Kiên là người quyết định mọi vấn đề" - bị cáo Yến nói. Khi đối chất trước tòa, bị cáo Yến khẳng định lời khai của Kiên là không chính xác. Bị cáo Yến cho biết, chị ta đã báo cáo ngân hàng ACB không đồng ý giải chấp, nhưng "bầu" Kiên bảo tài sản còn thiếu, để "bầu" Kiên xem xét. Lời khai của Yến còn cho thấy, phần đang thế chấp không được phép chuyển nhượng, và nếu biết điều này bên Hòa Phát cũng không mua.

Qua hai lời khai của hai người từng là thuộc cấp của "bầu" Kiên cho thấy, tội danh "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" của ông "bầu" này đang ngày càng rõ nét hơn và gây bất lợi cho "bầu" Kiên. Tuy nhiên, "bầu" Kiên tiếp tục đưa ra lý lẽ của riêng mình. Chỉ có điều, lý lẽ của Kiên khiến những người theo dõi phiên tòa không thể nào nhịn được cười khi khẳng định lãnh đạo của Hòa Phát có biết số cổ phiếu nay đang thế chấp vào ngân hàng và "do "bận" đi xem đá bóng cả tháng nên cấp dưới không thông báo đầy đủ thông tin ngân hàng ACB không đồng ý cho ACBI giải chấp số cổ phiếu này" - bầu Kiên nói.

Đồng thời "bầu" Kiên cũng khẳng định, tuy không nói cụ thể với phía Hòa Phát là số cổ phiếu này đang thế chấp tại ngân hàng nhưng "các anh ấy biết". Cũng trong phần thẩm vấn, "bầu" Kiên tỏ ra am tường về luật doanh nghiệp khi khẳng định việc cơ quan điều tra kết luận biên bản họp HĐQT về việc chuyển nhượng cổ phần  được lập khống là không chính xác vì HĐQT họp bằng hình thức lấy ý kiến thành viên HĐQT bằng văn bản. Theo "bầu" Kiên thì Luật doanh nghiệp và điều lệ công ty cho phép thực hiện việc này.

Tại tòa, ông Kiều Chí Công (đại diện của Công ty THHH Thép Hòa Phát) cho biết, khi mua cổ phần của ACBI, ông không biết số cổ phần đó đã bị thế chấp cho ngân hàng ACB. Bảy ngày sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, công ty ông Công đã chuyển 264 tỉ đồng vào tài khoản cho ACBI. Tuy nhiên chờ mãi mà không thấy công ty ACBI chuyển cổ phần nên ngày 5/9/2012, ông Công đã có đơn đề nghị cơ quan Công an điều tra.

Người đứng đầu Tập đoàn Hòa Phát - ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát cũng khẳng định, nếu biết số cổ phần đã được thế chấp cho ACB thì không dại gì bỏ ra gần 300 tỷ đồng để mua.

Cãi bay cối đá tội kinh doanh trái phép.

Trong phần thẩm vấn để làm rõ tội kinh doanh trái phép của "bầu" Kiên, một lần nữa, HĐXX cũng như những người tham dự phiên tòa lại được nghe "bầu" Kiên sa sả "chém" rằng ông ta không kinh doanh trái phép. Tuy nhiên, theo cáo trạng, từ năm 2007 đến 2012, Nguyễn Đức Kiên thông qua 6 công ty gồm: Công ty B&B; Công ty Cổ phần tập đoàn tài chính Á Châu; Công ty Cổ phần đầu tư ACB Hà Nội; Công ty Cổ phần đầu tư tài chính Á Châu; Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội và Công ty Thiên Nam (những công ty này do Kiên làm Chủ tịch HĐQT hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên) để tổ chức hoạt động kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký kinh doanh, lợi dụng các cơ quan, tổ chức này để kinh doanh cổ phần, cổ phiếu  và kinh doanh vàng với số tiền trên 21 ngàn tỷ đồng. Hành vi này được xác định là kinh doanh trái phép.

"Bầu" Kiên thừa nhận cả cả 6 công ty này không có giấy phép kinh doanh tài chính nhưng Công ty Thiên Nam không kinh doanh vàng mà chỉ có 2 hợp đồng chuyển giao trạng thái vàng và ủy thác vàng với Ngân hàng ACB. Công ty Thiên Nam đầu tư vào giá vàng chứ không kinh doanh vàng và vàng trạng thái. Đồng thời, để phản bác lại cáo buộc "kinh doanh trái phép", "bầu" Kiên cho biết mình chỉ là chủ của 5 công ty, Công ty Thiên Nam do người khác làm Tổng Giám đốc và có quyền quyết định.

Khi Tòa công bố một số tài liệu mà bị cáo Kiên đặt lệnh mua vàng thì "bầu" Kiên cho rằng, ông ta không mua với tư cách cá nhân mà là mua với tư cách pháp nhân của Công ty Thiên Nam.

Người đàn bà quyền lực đứng sau "bầu" Kiên

Vợ Bầu Kiên.

Xuất hiện tại tòa với tư cách là người có liên quan, bà Đặng Thị Ngọc Lan - vợ "bầu" Kiên đã thu hút ánh nhìn của mọi người bởi vẻ đẹp mặn mà, gương mặt trẻ hơn cả chục tuổi so với tuổi thật của mình. Bà Lan được vệ sĩ tháp tùng trên chiếc xe BMW sang trọng tới tòa. Bà Lan là Tổng giám đốc của công ty B&B, còn Nguyễn Thúy Hương - em gái Kiên là cổ đông sáng lập. Theo cáo trạng, "bầu" Kiên đã sử dụng công ty B&B để trốn thuế, tuy nhiên, cơ quan điều tra đánh giá, hành vi của bà Hương và Lan chưa cấu thành tội trốn thuế nên được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự do cả hai người này không biết, không tham gia và chỉ làm theo chỉ đạo của chồng và anh trai mình.

Bà Đặng Thị Ngọc Lan được biết đến là người đàn bà quyền lực đứng sau "bầu" Kiên với số cổ phiếu nắm giữ đã có lúc lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Cho đến giờ phút này, bà Lan là người đàn bà duy nhất đi bên cạnh "bầu" Kiên trong các ngày xét xử. Trong phiên tòa, bà Lan cũng dành cho chồng ánh mắt âu yếm tin cậy. Hiếm thấy một bị cáo nào ra tòa mà lại phải động viên ngược lại người nhà rằng "không sao đâu, cứ yên tâm" như bầu Kiên khi dặn dò người thân trước sự lo lắng của họ. Cũng trong phiên xử này, những người theo dõi phiên tòa đã được chứng kiến tình cảm mà cặp vợ chồng này dành cho nhau. Tuy không thể đến gần nhau nhưng người phụ nữ từng là hoa khôi của Trường Đại học Ngoại ngữ một thời đã cười rất tươi với chồng mình và đáp lại, "bầu" Kiên cũng cười tít mắt khi ngắm vợ. Dường như, vành móng ngựa hay những cáo buộc của Viện Kiểm sát là một điều gì đó không liên quan đến tình cảm mà cặp vợ chồng được đánh giá là rất chung thủy này dành cho nhau.

Tạm đình chỉ vụ án đối với ông Trần Xuân Giá

Sáng 20/5, luật sư Lưu Tiến Dũng bảo vệ quyền lợi cho ông Trần Xuân Giá đã gửi đơn của thân chủ mình đề nghị xin được vắng mặt với lý do bị cáo mắc bệnh hiểm nghèo, đang phải điều trị tích cực, không đủ sức khỏe để tham dự phiên tòa. Bị cáo Giá đề xuất HĐXX tách phần xét xử tội danh có liên quan đến mình sang tuần sau để có thể tham gia phiên tòa nếu sức khỏe cho phép.

Trong đơn ông Giá yêu cầu, nếu đến tòa sẽ đi xe lăn cùng bác sỹ và người thân. Trong trường hợp không thể tham dự phiên tòa, bị cáo Giá đề nghị HĐXX tạm đình chỉ vụ án đối với mình cho đến khi sức khỏe bình phục. HĐXX đã tạm đình chỉ vụ án với ông Trần Xuân Giá theo quy định tại Điều 187, khoản 1 - Bộ luật Tố tụng hình sự. Vụ án sẽ tiếp tục được giải quyết khi lý do tạm đình chỉ không còn.

Nhóm PV
.
.
.