Cận cảnh bộ sưu tập vũ khí thời Lê – bảo vật quốc gia

Thứ Ba, 28/11/2023, 21:18

Bảo tàng Hà Nội đang trưng bày “Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê”, gồm 111 hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia. Đây là lần đầu tiên, toàn bộ bộ sưu tập được trưng bày phục vụ công chúng. 

Triển lãm là 1 trong 3 chuyên đề đặc biệt được Bảo tàng Hà Nội tổ chức nhân dịp kỷ niệm 18 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2023), thực hiện kế hoạch của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện các sáng kiến ra nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO năm 2023. 

1.jpg -0
Tại trưng bày chuyên đề lần này, Bảo tàng giới thiệu bộ sưu tập vũ khí thời Lê gồm 111 hiện vật, được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2022.

111 hiện vật trưng bày thuộc 13 nhóm, được phân loại theo chức năng sử dụng gồm: vũ khí lạnh - bạch khí (lao một ngạnh, lao hai ngạnh, mũi trường, câu liêm, đinh ba, kiếm và qua chỉ) và hỏa khí (súng lệnh và đạn); trong đó, bạch khí chiếm đa số. Đây là bộ sưu tập hoàn chỉnh với đầy đủ các loại hình bạch khí và hỏa khí có niên đại thế kỷ XV - XVIII hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội. Đa số vũ khí được làm từ sắt, riêng súng lệnh được đúc bằng hợp kim đồng và đạn bằng đá. Chúng chủ yếu được chế tạo bằng phương pháp rèn đập thủ công nên không trùng lặp với bất cứ bộ sưu tập vũ khí nào ở Việt Nam đến thời điểm này.

Được biết, Giảng Võ trường là khu vực luyện tập võ thuật, giảng dạy binh pháp, thao diễn quân sự cao cấp của triều đình phong kiến. Đầu thời Lê, khu vực phía Tây Thăng Long xưa (gồm: Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh - quận Ba Đình ngày nay) được gọi là “Thập tam trại” đã trở thành một trung tâm luyện tập, khảo hạch và diễn tập quân sự lớn. Nhiều cuộc luyện quân diễn võ quy mô lớn đã được tổ chức tại đây.

Năm 1481, Lê Thánh Tông xây dựng điện Giảng Võ. Di tích điện Giảng Võ, sân điện Giảng Võ, các trường đấu võ, trường bắn... nằm trong khu vực gọi chung là trường Giảng Võ. Qua các di vật kiến trúc gốm, gỗ phát hiện được, có thể khẳng định đây là một công trình có quy mô lớn, thể hiện về một trường võ bị quốc gia thời Lê kéo dài hơn 3 thế kỷ (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18).

2.jpg -0
Đây là lần đầu tiên, toàn bộ bộ sưu tập được trưng bày phục vụ công chúng.
4.jpg -0
111 hiện vật trên, thuộc 13 nhóm, được phân loại theo chức năng sử dụng, gồm: vũ khí lạnh - bạch khí (gồm: lao một ngạnh, lao hai ngạnh, mũi trường, câu liêm, đinh ba, kiếm và qua chỉ) và hỏa khí (súng lệnh và đạn).
3.jpg -0
Số vũ khí lạnh chiếm hơn 80% trong số các loại vũ khí được trưng bày. Trong nhóm bạch khí lại gồm chủ yếu là các loại vũ khí đánh gần và xa, còn vũ khí phòng ngự chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.
5.jpg -0
Đa số vũ khí được làm từ sắt, riêng súng lệnh được đúc bằng hợp kim đồng và đạn bằng đá. Các loại vũ khí này được chế tạo bằng phương pháp rèn đập thủ công.
6.jpg -1
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Hòa, Trưởng phòng Trưng bày - Tuyên truyền, Bảo tàng Hà Nội, trong quá trình khai quật tại lòng hồ Ngọc Khánh năm 1983, các nhà khảo cổ còn phát hiện dấu tích lò bễ, cục xỉ sắt và một số đồ đang chế tạo dở dang. Điều này cho thấy, vũ khí được sản xuất tại chỗ để phục vụ cho công cuộc đấu tranh bảo vệ biên cương, lãnh thổ.
7.jpg -0
Di tích điện Giảng Võ, sân điện Giảng Võ, các trường đấu võ, trường bắn... nằm trong khu vực gọi chung là trường Giảng Võ. Qua các di vật kiến trúc gốm, gỗ phát hiện được có thể khẳng định đây là một công trình có quy mô lớn, thể hiện về một trường võ bị quốc gia thời Lê kéo dài hơn 3 thế kỷ (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18).
8.jpg -0
Nhân dịp này, Bảo tàng Hà Nội cũng phối hợp với Bảo tàng Hoá thạch Hà Nội tổ chức, trưng bày 4 bộ sưu tập hóa thạch động thực vật của Việt Nam và thế giới có niên đại cách đây hàng triệu năm.
9.jpg -0
Ngoài ra tại sự kiện còn trưng bày một bộ sự tập gồm các mẫu hóa thạch, mô hình về con người, công cụ, dụng cụ và những dấu tích người cổ để lại trầm tích hang động.
Nguyễn Bình - Phong Sơn
.
.
.