Mở rộng nghiên cứu khu vực nghi có dấu tích lăng mộ vua Quang Trung
- Các nhà khảo cổ tìm thấy gì tại khu vực nghi dấu tích lăng mộ vua Quang Trung
- Khai quật khảo cổ dinh chúa Nguyễn ở Trà Bát
- Trưng bày khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội
Công tác thăm dò khảo cổ tại khu vực gò Dương Xuân (phường Trường An, TP Huế) do Viện khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên- Huế được thực hiện vào tháng 10-2016 sau khi có quyết định cho phép của Bộ VHTT&DL.
Đợt thăm dò khảo cổ tại gò Dương Xuân dựa trên kết quả nghiên cứu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (TP Huế) khi ông có hàng chục năm trời nghiên cứu, qua đó khẳng định tại khu vực gò Dương Xuân từng có sự tồn tại của cung điện Đan Dương và là nơi chôn cất thi hài vua Quang Trung.
Nền móng đá xếp chồng lên nhau được phát hiện ở hố thăm dò khảo cổ số 5 tại khu vực gò Dương Xuân. |
Đặc biệt, tại hố thăm dò số 5, khi đào sâu xuống 19cm đến 30cm, đoàn thăm dò phát hiện những viên đá xếp.
Nhiều hiện vật được các nhà khoa học phát hiện qua công tác thăm dò khảo cổ ở gò Dương Xuân. |
Sau khi làm rõ, xác định nền đá xếp chiếm gần hết diện tích hố thăm dò, rộng gần 6m2. Mở rộng hố đào, đoàn phát hiện thêm những viên đá tương tự, dài 1,2m, rộng 0,45m, ăn sâu xuống đất 0,45m...
Theo PGS.TS Bùi Văn Liêm, dựa vào tổng thể di tích và tư liệu, các mảnh sành sứ có ghi niên đại… bước đầu có thể đoán định di tích gò Dương Xuân tập trung từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, kéo dài đến đầu thế kỷ 20.
Qua công tác thăm dò khảo cổ, nhiều dấu tích được phát hiện ở gò Dương Xuân. |
Tại buổi báo cáo, nhiều nhà khoa học cho rằng, cần mở rộng nghiên cứu tại gò Dương Xuân để tìm các di chỉ liên quan đến cung điện Đan Dương, đặc biệt tại vị trí hố thứ 5. Đồng thời kiến nghị nên xây dựng đề án quy hoạch chi tiết gò Dương Xuân để bảo vệ.
Bên cạnh đó, cần tiến hành thăm dò khảo cổ học ở vị trí khác như khu vực Bàu Vá, phường Phường Đúc (TP Huế), đây là khu vực mà một số nhà nghiên cứu cũng đưa ra luận chứng chứng minh có liên quan đến cung điện Đan Dương của triều Tây Sơn.