Khánh thành trùng tu Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt
- Khởi công tôn tạo di tích nhà lao Tân Hiệp
- Tổ chức tang lễ Bác trong nhà lao Phú Quốc
- An táng 36 liệt sĩ hy sinh trong trận đánh vào Nhà lao Quảng Ngãi
Chiều ngày 25-4, sau 2 năm tiến hành trùng tu, Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt đã chính thức khánh thành với sự tham dự của đồng chí Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cùng đông đảo cựu tù nhân từng một thời bị địch bắt giam tại đây.
Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt được chính quyền Sài Gòn cho xây dựng từ đầu năm 1971, tại đường Hồ Xuân Hương, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) với tên gọi “Trung tâm Giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt”.
![]() |
Lễ khánh thành trùng tu Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt |
Dù vậy, thực chất đây là nơi chính quyền Sài Gòn dùng để giam giữ những tù nhân chính trị nhỏ tuổi (12-15 tuổi) nhưng có lòng yêu nước, sôi nổi tham gia hoạt động cách mạng. Trung tâm này được đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn.
Ngay sau khi xây xong Trung tâm Giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt, đầu năm 1971, đợt đầu tiên địch đưa 126 tù nhân thiếu nhi từ Nhà lao Kho Đạn (Đà Nẵng) và một vài nơi khác về đây để giam giữ.
Tiếp đến, khoảng cuối năm 1971, địch tập hợp tất cả các tù nhân là chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi bị giam giữ ở các nhà lao Côn Đảo, Chí Hòa và nhiều nhà lao khác ở miền Nam đưa về giam tại Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt (dưới tên gọi Trung tâm Giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt) với hơn 600 người, trong đó có khoảng 200 tù nhân nữ.
![]() |
Mô phỏng hình thức tra tấn của Chính quyền Sài Gòn đối với những thiếu nhi yêu nước |
![]() |
Mô phỏng nơi giam cầm những thiếu nhi yêu nước |
Năm 2009, Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt được công nhận “Di tích lịch sử cấp quốc gia”, tập thể cựu tù chính trị và 4 đồng chí cựu tù nhân của Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt được phong tặng, truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”.
Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt được triển khai từ năm 2013, bao gồm các hạng mục chính: Tu bổ, phục dựng nhà lao, nhà hướng nghiệp; phục hồi nội thất nhà lao, đặc biệt là tái hiện lại khung cảnh sinh hoạt và những cuộc đấu tranh tiêu biểu của tù nhân; sưu tầm, trưng bày các hình ảnh, hiện vật, tư liệu về nhà lao…