Khám phá Mỹ thuật Đông Dương và nghệ thuật ứng dụng nửa đầu thế kỷ 20
- Người cựu sinh viên bí ẩn của Trường Mỹ thuật Đông Dương
- Danh họa Tô Ngọc Vân: Học rồi mới phán
- Danh họa Tô Ngọc Vân: Chuyện vui buồn từ những danh hiệu
- Danh họa Tô Ngọc Vân: Một chút thân tình với hội họa
Các tư liệu, hiện vật được chọn triển lãm đang lưu giữ tại Bảo tàng Hà Nội và nhiều tổ chức, cá nhân khác, trưng bày phục vụ công chúng nhân dịp chào mừng 65 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội (10-10-1954 – 10-10-2019).
Lớp hội họa và điêu khắc năm 1930 |
Thông qua các hiện vật, triển lãm giới thiệu đến công chúng về một giai đoạn vàng son của mỹ thuật Việt Nam, sự chuyển mình từ nền mỹ thuật dân gian truyền thống sang nền mỹ thuật hiện đại, kết hợp giữa mỹ thuật phương tây với mỹ thuật truyền thống Việt.
Sinh viên trường Mỹ thuật Đông Dương thập niên 30 thế kỷ 20 (từ phải sang: họa sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Cao Luyện...) |
Dấu ấn của Trường Mỹ thuật Đông Dương trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20 tại Hà Nội – nơi đào tạo ra nhiều tầng lớp họa sỹ, kiến trúc sư, nhà điêu khắc góp phần làm rạng danh nền mỹ thuật Việt là điểm nhấn quan trọng của triển lãm.
Áp phích triển lãm đấu xảo Hà Nội từ 3-11-1902 đến 3-11-1903 |
Có nhiều hiện vật đặc biệt được trưng bày: Phần điêu khắc trang trí chính là hai bức phù điêu trên giảng đường của trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam (tiền thân là trường Mỹ thuật Đông Dương) của Georges Khánh và Vũ Cao Đàm; bức tranh bà đầm xòe của Victor Tardie, bộ sưu tập tem do các cựu học sinh trường Mỹ thuật Đông Dương sáng tác...
Triển lãm diễn ra từ ngày 10-10 đến ngày 15-10.