Tội ác và "những cung đường đen" của Việt Tân từ điều tra của FBI

Thứ Tư, 25/11/2015, 11:53
Lâu nay, không ít quan điểm vẫn cho rằng, sở dĩ Việt Tân (đảng phái phản động) tồn tại, hoạt động được là nhờ sự ủng hộ của cộng đồng người Việt tại Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã công bố tài liệu chỉ rõ những hoạt động tội ác và “cung đường đen” của Việt Tân ngay trên đất Mỹ, nhiều đối tượng đã bị các cơ quan bảo vệ pháp luật Mỹ truy bắt, điều tra xử lý. 

Đồng thời, không có chuyện cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ ủng hộ Việt Tân mà chỉ có một số ít, còn lại đều coi Mặt trận Hoàng Cơ Minh, Việt Tân là “băng đảng mafia” với các hoạt động khủng bố, giết người, buôn bán vũ khí nguy hiểm.

* Băng đảng mafia dưới chiêu bài chính trị giải phóng

Đầu tháng 11-2015, nhiều báo chí Mỹ và mạng xã hội đăng tải tài liệu do FBI điều tra có tựa đề “Tình trạng hiện nay của cộng đồng Việt Nam ở Hoa Kỳ: Những hoạt động chính trị và tội ác gia tăng như sóng trào với Mặt trận Hoàng Cơ Minh…”. Đây là tài liệu do FBI thực hiện trước năm 1990, nội dung phản ánh trong giai đoạn 1981-1990, Mặt trận quốc gia giải phóng Việt Nam (MTQGGP) đã tiến hành hàng loạt hoạt động vi phạm pháp luật Mỹ như buôn bán ma túy, đô la, vũ khí, ám sát, giết người…

Ngày 3-11-2015, kênh truyền hình Frontline của Mỹ phát sóng sự điều tra về “Biệt đội K9” của MTQGGP có tựa đề “Terror In little Saigon” (Nỗi kinh hoàng ở Sài Gòn nhỏ). Theo bộ phim này, trong giai đoạn 1981 – 1992, FBI đã thẩm vấn, thu thập thông tin, điều tra về “Biệt đội K9” do các thành viên cốt cán của MTQGGP cầm đầu, chuyên thực hiện nhiệm vụ tìm, thủ tiêu những nhà báo gốc Việt có quan điểm đối lập hoặc đưa tin vạch mặt hoạt động lừa đảo kiều bào của Hoàng Cơ Minh và đồng bọn. Bộ phim cũng liệt kê MTQGGP vào danh sách các tổ chức khủng bố.  

Trong bản báo cáo về “Tình trạng hiện nay của cộng đồng Việt Nam ở Hoa Kỳ: Những hoạt động chính trị và tội ác gia tăng như sóng trào với Mặt trận Hoàng Cơ Minh…”, tài liệu này có chú thích rõ: “Được phân phát trong buổi họp của FBI tại San Francisco, kéo dài từ ngày 6 đến ngày 8-1-1992”.

Theo tài liệu của FBI, trên cơ sở phân tích tổng quan tình hình người Việt di cư sang Mỹ trước 1990 đã nêu khá rõ thực trạng đời sống, sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại các khu vực trên lãnh thổ Mỹ. Đối với MTQGGP, FBI đánh giá “Mặt trận Hoàng Cơ Minh đã được cộng đồng người Việt Nam coi là một băng đảng mafia có nhiều thế lực nhất dưới chiêu bài chính trị giải phóng”. 
Hoàng Cơ Minh họp bàn với đồng bọn tìm cách xâm nhập về Việt Nam.

Như vậy, những quan điểm lâu nay cho rằng, ngay từ giai đoạn thành lập (năm 1982) và quá trình hoạt động, Mặt trận Hoàng Cơ Minh được sự dung dưỡng, ủng hộ của cộng đồng người Việt tại Mỹ là sai lầm. Chính FBI qua điều tra, khảo sát đã xác định cộng đồng người Việt tại Mỹ coi tổ chức này là “một băng đảng mafia có nhiều thế lực”.

Được thành lập năm 1982, cho đến 1985, mặt trận có khoảng 5.000 thành viên và 2/3 trong số đó sinh sống tại Mỹ. Sau khi tái sắp xếp, mặt trận tổ chức thành 3 vùng: vùng Trung Mỹ (từ Minnesota, Wisscousin xuống đến Oklahoma, Texas, Louisiana); vùng Đông Mỹ (từ New England đến Florida); vùng Tây Mỹ (từ Washington đến Califonia). 

Cho đến 1990, phần lớn các thành viên kỳ cựu đã trở thành cán bộ chỉ huy hoặc đã được bổ nhiệm vào nhóm K9 của mặt trận dưới quyền chỉ huy của Hoàng Cơ Định. Thanh niên được tuyển mộ từ thành phần các trẻ vượt biên không có người giám hộ và Mỹ lai, trong khi một số thanh niên khác không rõ lai lịch. Số này thường xuyên di chuyển từ địa phương này đến địa phương khác (như năm 1990, một người tên là Nguyễn Danh đến quận Montgomery ở Maryland, ghi danh vào đại học Montgomery với mục đích tuyển mộ sinh viên, đã can dự vào nhiều hoạt động nhằm tạo những đường dây liên lạc với cộng đồng người Việt ở Mỹ). 

Thời điểm đó, có khoảng 150 người làm việc theo dạng này và lĩnh lương theo các cách như: Làm việc bán thời gian ở tiệm phở hoặc ở những cơ sở khác của mặt trận. Theo điều tra của FBI thì “bọn đó làm việc toàn tính thời gian trên một năm rồi “làm lộ bị đuổi” để có thể xin tiền thất nghiệp và tiếp tục hoạt động cho mặt trận”. Trong khi đó, có đối tượng để cho vợ báo cáo là họ đã ly thân trên phương diện luật pháp để người vợ hội đủ điều kiện trợ cấp xã hội và y tế, trong khi người chồng có thể làm việc cho mặt trận và lãnh tiền mặt.

Một nhóm thân tín của Hoàng Cơ Minh (ảnh chụp tại Thái Lan năm 1981).

Những kẻ điều hành mặt trận thường tự vỗ ngực về khoản tài chính dư dả và “chém gió” rằng sẵn sàng chi trả xông xênh cho những ai hoạt động theo ý đồ, sự chỉ đạo của chúng. Sự huênh hoang này thực không dễ lừa những người Việt ở Mỹ, song một số người Việt ở trong nước hoặc do ảo vọng chính trị, hoặc là những kẻ bất hảo lại thích có tiền tiêu xài nên vẫn ôm mộng “giàu ở Việt không bằng nghèo Mỹ”.

Với dăm ba đồng lót tay, số này vẫn mơ tưởng rằng càng dấn sâu thì sẽ được Mặt trận Hoàng Cơ Minh rót tiền như rót mật, tha hồ đổi đời. Thực thì điều đó đều là ảo vọng cả, trước hết là những kẻ đã trót nhận lời làm việc cho tổ chức phản động này để kỳ vọng thay xe hơi, đổi nhà lầu đều bị lật sấp té ngửa. Chỉ được ít khoản gọi là ban đầu, sau thì chúng cúng dây dưa hứa trăng hứa sao, bói không ra tiền nhưng vì “trót lao phải theo lao”.  

Vậy thực hư tài chính của mặt trận thời kỳ đó thế nào? Đọc tài liệu của FBI, chúng tôi thấy rõ Việt Tân kiếm tiền bằng những hành động phi pháp xuyên quốc gia. Và khi có được đồng tiền bằng cách chà đạp lên đạo đức và pháp luật thì hiển nhiên, chỉ "no xôi chén chè" cho những kẻ bề trên, còn tay chân dưới nhiều khi chỉ “ngửi khói”. Chính vì thế, những kẻ ảo mộng làm tay chân cho Hoàng Cơ Minh sẽ giàu lên đều thất vọng rơi tự do.

Để có tiền, những năm đầu Mặt trận Hoàng Cơ Minh tăng cường dịch vụ buôn bán với Thái Lan nhưng không phải những thứ to tát mà là nhập cảng bánh phở, mỳ tôm, bún khô, nước mắm… Tuy nhiên, những thứ như vậy thì sao đủ tiền cho các “quan bụng” của mặt trận tiêu pha, cho nên mạng lưới của FBI đã điều tra và phát hiện những nghi vấn “bạch phiến có thể nhập cảng vào Hoa Kỳ qua đường dây này”. 

Cụ thể, một phần tử ly khai của nhóm Hoàng Cơ Định đã dùng mánh khóe đặc biệt là bao bạch phiến bằng loại lá cây đặc biệt rồi phủ ngoài bằng giấy nhôm mỏng, rồi lại bao bọc lớp lá cây đặc biệt, sau đó nhét gói bạch phiến vào cái hộp hoặc nhét trong chai mắm tôm đặc. Vậy là dưới hình thức buôn mắm tôm, mắm tép, tay chân của chúng đã qua mặt các nhân viên phòng, chống ma túy của Thái Lan, Mỹ.  

Tổ chức này cũng tăng cường hoạt động mua bán, giao thương với Sài Gòn và đây được xem là kênh buôn bán quan trọng nhờ mối quan hệ qua lại của người Việt di cư sang Mỹ với quê nhà. FBI đã khai thác một phần tử ly khai với Mặt trận Hoàng Cơ Minh, người này nói rằng số vốn mặt trận gửi về Việt Nam tính đến thời điểm đó khoảng 3 triệu USD.

Trong các dịch vụ sử dụng nguồn vốn này, có buôn bán ma túy (chủ yếu là bạch phiến) từ Sài Gòn đến Băng Cốc rồi sang Francico. Buôn bán bạch phiến, mocphin là thứ mà người của mặt trận tham gia mạnh nhất, đồng thời kiêm cả chuyển đô la, vàng trái phép. Số này sử dụng các mánh khóe, thủ đoạn để đối phó cơ quan bảo vệ pháp luật các nước, trong đó thủ đoạn ưa dùng là dùng phụ nữ trá hình như du khách, mang trong người số lượng bạch phiến qua Băng Cốc, Manila rồi vào Mỹ. 

“Đây là một dịch vụ có tầm vóc rộng lớn, mặc dù chỉ giới hạn vào một hoặc hai ký bạch phiến cho mỗi chuyến đi và thường thường là cán bộ nữ của mặt trận được chỉ định để làm việc này” – FBI nhận định.

Còn nữa

PV
.
.
.