Không thể phủ nhận quyết tâm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp

Thứ Sáu, 08/06/2018, 09:28
Vừa qua, Hội nghị Trung ương 7, khóa XII đã đề cập đến ba nội dung lớn, vừa cơ bản vừa cấp bách. Đó là xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược, cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội.

Kết quả của hội nghị như một luồng gió mát thổi vào bầu không khí chính trị, xã hội đang có nhiều vấn đề “nóng”, nhất là về tệ nạn tham nhũng,“chạy chức, chạy quyền”, tình trạng “cả họ làm quan”, “cả cơ quan làm lãnh đạo” (có cơ quan tất cả đều có chức, từ phó phòng trở lên, hoàn toàn không có chuyên viên) đã diễn ra ở một số nơi như báo chí đã đưa tin.

Trong khi nhân dân đón nhận 3 nghị quyết này với sự phấn khởi và một niềm tin lớn, thì vẫn có những tiếng nói trái chiều của những người đóng vai “người tử tế”, “người yêu nước, thương dân”, thậm chí có cả những người mượn danh “macxit”, “lo ngại” cho uy tín của Đảng về những mục tiêu của Hội nghị cho rằng chỉ là ảo tưởng và khuyên lãnh đạo Đảng “đừng vung tay quá trán”. 

Họ lập luận rằng, tình trạng tham nhũng đã trải qua nhiều nhiệm kỳ Đại hội với nhiều Tổng Bí thư nhưng càng chống suy thoái thì tình trạng tiêu cực càng “chạy nhanh hơn”. Vậy Hội nghị TW 7 lần này dựa trên những cơ sở thực tiễn và lý luận gì để toàn Đảng, toàn dân ta có thể đặt niềm tín vững chắc vào quyết tâm chính trị -xây dựng một đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược ngang tầm nhiệm vụ?

Trước hết, Hội nghị TW 7 lần này đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, khuyết điểm lớn, đó là tình trạng “chạy chức chạy quyền”, quan liêu tham nhũng chưa được ngăn chặn, thậm chí có xu hướng phức tạp hơn. Đó là tình trạng đội ngũ cán bộ “vừa thừa, vừa thiếu”. 

Đặc biệt Nghị quyết đã chỉ rõ: “ Một bộ phận không nhỏ cán bộ phai nhạt lý tưởng,… suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, “trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm”.

Những vụ án tham nhũng đã và sẽ còn xét xử như vụ Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Vũ “Nhôm” vừa qua cho thấy, không ít cán bộ được luân chuyển, bổ nhiệm dựa trên đút lót, hối lộ, “lợi ích nhóm”, rút cuộc đã trở thành tội phạm. Thực tế cho thấy, quyền lực luôn luôn có xu hướng lạm dụng, suy thoái, cho nên cần phải “nhốt quyền lực vào trong lồng pháp luật” như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói là cần thiết, là bắt buộc. Đây là một trong những mục tiêu cơ bản của Nghị quyết TW 7.

Thứ hai, về mục tiêu, Nghị quyết TW 7 nhấn mạnh những nội dung sau: Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực; kiên quyết xoá bỏ tệ chạy chức, chạy quyền; ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên. 

Đẩy mạnh thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương… “Hoàn thành việc xây dựng vị trí việc làm và rà soát, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ các cấp gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Thứ ba, về giải pháp, đó là: 

Quy định khung cơ chế, chính sách ưu đãi để phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài… nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững. Xây dựng chiến lược quốc gia về thu hút và trọng dụng nhân tài theo hướng không phân biệt đảng viên hay người ngoài Đảng, người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngoài. 

Đổi mới công tác ứng cử, bầu cử, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ. Hoàn thiện các quy định, quy chế theo phương hướng tinh giản số lượng và nâng cao chất lượng; không nhất thiết địa phương. Bầu trực tiếp bí thư tại đại hội, danh sách ứng cử bầu cử có số dư; ứng viên trước khi bổ nhiệm phải trình bày chương trình hành động và cam kết trách nhiệm thực hiện. Nói chung, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp trên phải kinh qua vị trí chủ chốt cấp dưới…

Một trong những quan điểm mới trong công tác cán bộ của Hội nghị TW 7 là đưa ra nhiều giải pháp có tính hiện thực, đồng thời dựa trên tư duy Phòng, chống "Diễn biến hòa bình"

Không thể phủ nhận quyết tâm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp

Vừa qua, Hội nghị Trung ương 7, khóa XII đã đề cập đến ba nội dung lớn, vừa cơ bản vừa cấp bách. Đó là xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược, cải cách tiền lương và bảo hiểm xã hội. 

Kết quả của hội nghị như một luồng gió mát thổi vào bầu không khí chính trị, xã hội đang có nhiều vấn đề “nóng”, nhất là về tệ nạn tham nhũng,“chạy chức, chạy quyền”, tình trạng “cả họ làm quan”, “cả cơ quan làm lãnh đạo” (có cơ quan tất cả đều có chức, từ phó phòng trở lên, hoàn toàn không có chuyên viên) đã diễn ra ở một số nơi như báo chí đã đưa tin.

Trong khi nhân dân đón nhận 3 nghị quyết này với sự phấn khởi và một niềm tin lớn, thì vẫn có những tiếng nói trái chiều của những người đóng vai “người tử tế”, “người yêu nước, thương dân”, thậm chí có cả những người mượn danh “macxit”, “lo ngại” cho uy tín của Đảng về những mục tiêu của Hội nghị cho rằng chỉ là ảo tưởng và khuyên lãnh đạo Đảng “đừng vung tay quá trán”. 

Họ lập luận rằng, tình trạng tham nhũng đã trải qua nhiều nhiệm kỳ Đại hội với nhiều Tổng Bí thư nhưng càng chống suy thoái thì tình trạng tiêu cực càng “chạy nhanh hơn”. 

Vậy Hội nghị TW 7 lần này dựa trên những cơ sở thực tiễn và lý luận gì để toàn Đảng, toàn dân ta có thể đặt niềm tín vững chắc vào quyết tâm chính trị -xây dựng một đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược ngang tầm nhiệm vụ?

Trước hết, Hội nghị TW 7 lần này đã thẳng thắn nhìn nhận những hạn chế, khuyết điểm lớn, đó là tình trạng “chạy chức chạy quyền”, quan liêu tham nhũng chưa được ngăn chặn, thậm chí có xu hướng phức tạp hơn. Đó là tình trạng đội ngũ cán bộ “vừa thừa, vừa thiếu”. 

Đặc biệt Nghị quyết đã chỉ rõ: “ Một bộ phận không nhỏ cán bộ phai nhạt lý tưởng,… suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, “trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm”.

Những vụ án tham nhũng đã và sẽ còn xét xử như vụ Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Vũ “Nhôm” vừa qua cho thấy, không ít cán bộ được luân chuyển, bổ nhiệm dựa trên đút lót, hối lộ, “lợi ích nhóm”, rút cuộc đã trở thành tội phạm. 

Thực tế cho thấy, quyền lực luôn luôn có xu hướng lạm dụng, suy thoái, cho nên cần phải “nhốt quyền lực vào trong lồng pháp luật” như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói là cần thiết, là bắt buộc. Đây là một trong những mục tiêu cơ bản của Nghị quyết TW 7.

Thứ hai, về mục tiêu, Nghị quyết TW 7 nhấn mạnh những nội dung sau: Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực; kiên quyết xoá bỏ tệ chạy chức, chạy quyền; ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương… “Hoàn thành việc xây dựng vị trí việc làm và rà soát, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ các cấp gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Thứ ba, về giải pháp, đó là: 

Quy định khung cơ chế, chính sách ưu đãi để phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài… nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững. Xây dựng chiến lược quốc gia về thu hút và trọng dụng nhân tài theo hướng không phân biệt đảng viên hay người ngoài Đảng, người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngoài. 

Đổi mới công tác ứng cử, bầu cử, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ. Hoàn thiện các quy định, quy chế theo phương hướng tinh giản số lượng và nâng cao chất lượng; không nhất thiết địa phương. Bầu trực tiếp bí thư tại đại hội, danh sách ứng cử bầu cử có số dư; ứng viên trước khi bổ nhiệm phải trình bày chương trình hành động và cam kết trách nhiệm thực hiện. Nói chung, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp trên phải kinh qua vị trí chủ chốt cấp dưới…

Một trong những quan điểm mới trong công tác cán bộ của Hội nghị TW 7 là đưa ra nhiều giải pháp có tính hiện thực, đồng thời dựa trên tư duy chính trị mới. Chẳng hạn, quan điểm lựa chọn cán bộ phải đặt lợi ích của dân tộc, của đất nước lên trên hết; phải trọng dụng nhân tài thật sự, chứ không phải lựa chọn người họ hàng, thân quen, hoặc xem việc bố trí cán bộ, đảng viên của đảng như là một đặc quyền đối của đảng viên. Nghị quyết lần này xác định lựa chọn cán bộ, “không phân biệt đảng viên hay người ngoài Đảng, người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngoài”.

Đó còn là triệt để nguyên tắc dân chủ, cạnh tranh lành mạnh trong công tác bầu cử, ứng cử, như “bầu trực tiếp bí thư tại đại hội, danh sách ứng cử bầu cử có số dư; ứng viên trước khi bổ nhiệm phải trình bày chương trình hành động và cam kết trách nhiệm thực hiện; những cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp trên phải kinh qua vị trí chủ chốt cấp dưới và nhân sự không trúng cử cấp ủy cấp dưới thì không giới thiệu để bầu cấp ủy cấp trên.

Những giải pháp mang tính đột phá về tư duy chính trị như trên không phải là một sự suy diễn logic mà được rút ra từ thực tế trong những kỳ đại hội đã qua, trong đó có Đại hội XI. Nhiều người còn nhớ, trong dịp Đại hội XI, có cán bộ trẻ, đào tạo ở nước ngoài chưa có kinh nghiệm công tác, không trúng cử đại biểu cấp cơ sở nhưng lại vẫn được giới thiệu tại đại hội toàn quốc… Điều này gây hoài nghi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với công tác cán bộ của Đảng.

Chủ trương không bố trí bí thư cấp tỉnh, huyện là người địa phương được dư luận hoa nghênh. Việt Nam vốn là một xã hội đi lên từ nông nghiệp, từ văn hóa làng xã, “phép vua, thua lệ làng”, “tình làng nghĩa xóm”, “một người làm quan, cả họ được nhờ”… còn tồn tại trong tư duy nhiều người, nhiều vùng. 

Nhưng nay khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, những quan hệ họ hàng, làng xóm này được gắn với lợi ích kinh tế thì những thứ được gọi là “văn hóa truyền thống” đó lại có dịp bùng phát. Có một số xã, cả họ đều được bố trí làm cán bộ; có cơ quan, tất cả đều “có chức, có quyền”, thấp nhất là chức phó trưởng trưởng phòng. 

Ở cấp bộ, nhiều bộ, chuyên ngành có nhiều cấp trung gian, như cấp cục. Và cứ mỗi cục lại “đẻ ra” các cấp vụ, viện; mỗi cập vụ, viện lại “đẻ ra” cấp phòng, ban…

Hội nghị TW 7 có 3 Nghị quyết gắn liền với nhau, như có người nói, đây là Hội nghị “ba trọng một”. Hội nghị TW là này, tuy không được gọi là Hội nghị giữa nhiệm kỳ nhưng có ý nghĩ rất lớn, là Hội nghị quan trong nhất cho ½ nhiệm kỳ đầu của Đại hội XII. 

Có thể nói, Nghị quyết của hội nghị lần này không chỉ là một bước đột phá vào những vấn đề lớn, nóng của xã hội mà còn thể hiện tư duy, trách nhiệm chính trị của Đảng ta đối với sự phát triển của dân tộc.

Vọng Đức
.
.
.