Sử dụng điện thoại di động tăng nguy cơ ung thư não
Đầu óc mệt mỏi và căng thẳng, trầm uất
Hàng tỷ chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) đang được sử dụng hàng ngày, ít ai biết rằng, chiếc "dế" yêu của bạn lại là thủ phạm gây rắc rối không ít cho sức khỏe. Đây quả là một tin không hay từ các nhà khoa học Thụy Điển đối với những người "nghiện" điện thoại.
"Tác hại từ ĐTDĐ ảnh hưởng tới bản thân là tăng nguy cơ bị stress, gây mất ngủ do đầu óc căng thẳng vì ít được nghỉ ngơi"- kết luận của TS Gaby Bader và các đồng nghiệp ở Khoa Thần kinh tại Học viện Sahlgren ở Goteburg.
Phát hiện này cũng đã được công nhận tại cuộc gặp gồm các chuyên gia nghiên cứu về giấc ngủ tại Baltimore (Mỹ). Bader cho rằng, ông khá ngạc nhiên về mối tương quan giữa ĐTDĐ và giấc ngủ, đây chỉ là tiền đề để có những nghiên cứu tiếp theo về tác động của các loại công nghệ cao đối với sức khỏe con người, trong đó có máy tính, các thiết bị định vị cầm tay.
Đối tượng nghiên cứu là những thanh thiếu niên, tuổi đời từ 14-20, khi được các nhà khoa học hỏi thì họ cho biết, họ thường xuyên mang điện thoại cầm tay theo mình và cũng thường xuyên cảm thấy mất ngủ. Những đối tượng tham gia được chia ra làm hai nhóm: thứ nhất là những người gọi (gửi tin) 5 cuộc điện thoại (tin nhắn)/ngày, nhóm thứ hai là những người gọi (gửi tin nhắn) trên 15 lần/ngày (có thể gọi hay nhắn tin 35-40 lần/ngày và chỉ tắt máy vào buổi tối).
Kết quả cho thấy, những người nhận trên 15 cuộc gọi hàng ngày thì thường mất ngủ hơn, rất khó khăn để có giấc ngủ sâu hơn những người nghe (gọi) ít và tất nhiên những đối tượng này cũng bị stress và căng thẳng hơn. "Tôi biết, giới trẻ ngày càng phụ thuộc và tỏ ra sành điệu hơn với những chiếc ĐTDĐ, tuy nhiên, thay vì là nô lệ của nó thì sử dụng nó có mục đích"-Bader nhấn mạnh.
Còn Tiến sĩ Mary Carskadon, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về giấc ngủ và thể chất con người thì cho rằng, hãy để cho bộ não có thời gian nghỉ ngơi đủ thay vì bị quấy rầy vì những cú điện thoại. Biết rằng, nó là phương tiện hữu ích nhưng không nên lạm dụng.
Về khả năng ung thư não
Đã có nhiều công trình nghiên cứu mối liên hệ giữa ĐTDĐ với khả năng ung thư não. Tiến sĩ Ronald B. Herberman và Herberman tại Học viện nghiên cứu về Ung thư Pittsburgh cho rằng, đang tìm bằng chứng rõ ràng về mối liên hệ giữa ĐTDĐ và khả năng ung thư, song trước mắt, không nên sử dụng điện thoại nhiều đồng thời đối với trẻ em chỉ cho sử dụng ĐTDĐ khi khẩn cấp. Khi sử dụng điện thoại tránh để sát đầu và nên sử dụng phone nghe.
Theo các nhà khoa học, cấu trúc não bộ của trẻ em là nhỏ hơn người lớn, khả năng xâm nhập sóng từ từ ĐTDĐ vào não bộ trẻ em là lớn nên khi đối tượng này sử dụng thiết bị thì tăng nguy cơ nguy hiểm hơn. Chính vì thế mà các chuyên gia về sức khỏe tại Trường ĐH Harvard (Mỹ) đưa ra khuyến cáo về cách sử dụng như sau: tránh để thiết bị gần tai nghe sẽ giảm được sóng từ từ điện thoại phát ra một nửa, đối với trẻ em chỉ cho sử dụng ĐTDĐ khi khẩn cấp, không nên "buôn chuyện" trên ĐTDĐ, ĐTDĐ nên có vỏ bao. Để thiết bị càng xa cơ thể càng tốt.
Bà mẹ mang thai sử dụng nhiều không có lợi cho con trẻ sau khi sinh
Nghiên cứu trên quy mô lớn đầu tiên để tìm ra mối liên hệ giữa việc sử dụng ĐTDĐ trong thời kỳ mang thai và những vấn đề về hành vi ở giai đoạn sau của trẻ đã cho thấy, các bà mẹ mang thai sử dụng ĐTDĐ nhiều sẽ đẩy trẻ vào nguy cơ không phát triển.
Các nhà nghiên cứu đến từ Trường ĐH California-Los Angeles (UCLA) và Trường ĐH Aarhus, Đan Mạch đã điều tra 13.519 những bà mẹ sinh con tại Đan Mạch vào cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước về những thói quen của họ trong việc sử dụng ĐTDĐ khi mang thai và việc sử dụng ĐTDĐ của con cái họ tới tận lúc chúng 7 tuổi thì thấy, những phụ nữ sử dụng điện thoại 2-3 lần mỗi ngày trong thời kỳ mang thai có tới 54% có khả năng sinh ra những đứa trẻ gặp vấn đề trong hành vi khi chúng đến tuổi đi học, nhiều hơn là những bà mẹ không dùng ĐTDĐ.
Nếu để trẻ tự sử dụng ĐTDĐ quá sớm thì đến 80% có nhiều khả năng gặp phải những khó khăn trong kiểm soát hành vi của mình, 25% trải qua những vấn đề xúc cảm, 34% gặp những vấn đề phiền phức liên quan tới bạn bè cùng trang lứa, 35% bị hiếu động thái quá và 49% gặp phải những vấn đề về tư cách đạo đức nhiều hơn là những đứa trẻ không sử dụng ĐTDĐ.
Ông Leeka Kheifets thuộc UCLA đã từng công bố trong một bài viết: "Không có bằng chứng nhất quán nào trong mối quan hệ nhân quả giữa những tác nhân tới những trường sóng radio (bao gồm những trường sóng từ ĐTDĐ)" đã giải thích rằng, có một vài mối tương quan giữa việc sử dụng ĐTDĐ và một vài nhân tố khác gây ra những khó khăn trong hành vi nếu phụ nữ khi mang thai sử dụng điện thoại quá nhiều