Nữ luật sư gốc Việt Niềm tự hào của người Việt trên đất Mỹ
Sinh sống và làm việc tại nước ngoài, những người phụ nữ Việt Nam cũng vẫn giữ được và luôn được biết đến với đức tính thủy chung, hay lam hay làm, chịu thương chịu khó, có thể nói người phụ nữ Việt chính là hình mẫu điển hình cho người phụ nữ của gia đình, nhưng ngày nay họ không chỉ đảm đương tốt thiên chức của mình, nhiều phụ nữ Việt đã biết vươn lên trong cuộc sống để chứng tỏ mình, không chỉ ở trong nước mà còn trên toàn thế giới.
Chính những người phụ nữ Việt đó, họ đã góp phần làm rạng danh cho đất nước và con người Việt
Những người phụ nữ quả cảm
Theo một thông báo do Nhà Trắng công bố ngày 2 tháng 8 năm 2011, Tổng thống Obama khẳng định: "Miranda Du sẽ làm tăng uy tín cho tòa án liên bang tại bang
Toà án Liên bang Las Vegas. |
Khi được Thượng viện chấp thuận và phê chuẩn, nữ luật sư gốc Việt này trở thành Chánh án liên bang gốc châu Á đầu tiên trong lịch sử bang
Trước luật sư Miranda Du, đã có một nữ luật sư người Mỹ gốc Việt trở thành thẩm phán Liên bang Hoa Kỳ, đó là luật sư Jacqueline Nguyễn. Sau khi được Thượng viện Mỹ thông qua với tỷ lệ 97 phiếu thuận, 0 phiếu trống, qua đó bà Jacqueline Nguyễn đã chính thức trở thành thẩm phán Liên bang Hoa Kỳ một cách vẻ vang. Luật sư Jacqueline Nguyễn cũng là người Mỹ gốc Việt đầu tiên, và là phụ nữ gốc Á châu thứ ba có vinh hạnh được trao cho trách nhiệm quan trọng này. Làm việc tại địa hạt trung tâm của Los Angeles cùng với 24 thẩm phán liên bang khác, bà Jacqueline Nguyễn có trách nhiệm với 17 triệu người trong các quận Los Angeles, Orange, San Bernardino, Riverside, Ventura, Santa Barbara và San Luis Obispo.
Các giới truyền thông Việt ngữ cũng đã đua nhau đưa tin và xem việc những người phụ nữ gốc Việt được bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng trong hệ thống tư pháp của Hoa Kỳ là một điều đáng hãnh diện và là thành quả chung của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ với những tựa đề như: "Những luật sư trở thành niềm tự hào của dân tộc", hay "Người phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên là thẩm phán Liên bang Mỹ", "Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên được đề cử làm Chánh án Liên bang Mỹ"... Nhiều báo chí Hoa Kỳ cũng đã đăng tải những lời ngợi khen của các chính trị gia tại đất nước này dành cho sự nỗ lực của những người phụ nữ thuần Việt mà họ rất kính trọng.
Tuổi thơ vất vả hun đúc nên thành công
Nếu chỉ kể đến những thành công của các nữ luật sư người Việt mà không nói tới tuổi thơ "dữ dội" của họ thì cũng là một thiếu sót lớn, hơn thế nữa có hiểu được cuộc sống thật của những con người thật đó thì mới càng thấy thấm thía những giá trị, biết trân trọng những thành quả mà họ đạt được.
Thẩm phán Jacqueline Nguyễn được sinh ra ở miền Nam Việt
Trong một bài viết về tiểu sử của luật sư Jacqueline Nguyễn, Đoàn Luật sư châu Á Thái Bình Dương Hoa Kỳ và Trung tâm Tư pháp châu Á viết rằng: "Thẩm phán Nguyễn là hình ảnh thu nhỏ của "giấc mộng Hoa Kỳ", từ tấm bé bà đã phải theo gia đình sống bôn ba vất vả, nhưng lúc nào cũng đối diện với cuộc đời bằng thái độ khoan hòa, biết ơn, khiêm nhường, dũng cảm và quyết tâm, chăm chỉ đi theo mẹ dọn dẹp lau chùi phòng khám nha khoa sau giờ học".
Con đường dẫn đến những bậc thang cao nhất của ngành tư pháp Hoa Kỳ của thẩm phán Jacqueline Nguyễn là một hành trình rất dài và đầy chông gai. Sau khi học hết phổ thông, luật sư Nguyễn nhập học ở trường Occidental College, nơi thẩm phán Jacqueline Nguyễn được học bổng để theo học 4 năm, từ đây bà đã có điều kiện để thực hiện ước mơ của mình.
Cũng như thẩm phán Nguyễn, luật sư Miranda Du cũng có một tuổi thơ khó khăn khi sang Mỹ năm mới lên 9 tuổi. Sau khi tốt nghiệp trung học, Miranda Du vào Trường Đại học California và tốt nghiệp vào năm 1991 chuyên ngành sư phạm. Nhưng sau đó do cảm thấy công việc sư phạm không phải là niềm đam mê thực sự của mình nên Miranda Du đã vào học tại khoa luật của trường Đại học
Bà cũng là thành viên Đoàn Luật sư Mỹ và là cộng sự của Công ty Luật McDonald Carano Wilson LLP, ở thành phố
Tấm gương của những gia đình người Việt ở hải ngoại
Nhiều người đã tự hỏi thật ra "giấc mơ Hoa Kỳ" là một giấc mơ hay là một trách nhiệm, trách nhiệm đối với bản thân và trách nhiệm đối với xã hội? Và liệu rằng "giấc mơ Hoa Kỳ" có phải chỉ dành riêng cho một bộ phận người nhất định? Trả lời một cuộc phỏng vấn trước đây với tờ Metropolitan News, thẩm phán Jacqueline Nguyễn cho biết, với bà, việc trở thành thẩm phán Liên bang vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm.
Thẩm phán Nguyễn cũng chia sẻ: "Ước nguyện của tôi về giấc mơ Hoa Kỳ là tất cả mọi người sống trên đất nước này đều phải có điều kiện để đạt được giấc mơ ấy, chứ đó không phải là đặc quyền của một số người. Tôi mong là mỗi người chúng ta đều góp phần để cho Hoa Kỳ là một nơi mà công bình và chân lý được thực hiện, để Hoa Kỳ mãi mãi là nơi mà những giấc mơ đẹp của mọi người dân, bất kể đến từ đâu được thực hiện".
Khi được hỏi về việc thực hiện "giấc mơ Hoa Kỳ" của mình, luật sư Miranda nói: "Với tôi, thực hiện giấc mơ Hoa Kỳ luôn luôn là một trách nhiệm chung. Nó không phải là một nơi mà chúng ta đến, mà là một cuộc hành trình. Đó là cuộc hành trình mà chúng ta cùng gánh vác trong một thể chế dân chủ, và giấc mơ đó là những gì mà chúng ta cùng đạt được cho xã hội này ngày càng tiến bộ hơn".
Không biết khi còn đang miệt mài ngồi trên ghế nhà trường, và nỗ lực giúp đỡ gia đình trong công việc tìm kế sinh nhai hàng ngày, bà Jacqueline Nguyễn và luật sư Miranda Du có nghĩ nhiều đến "giấc mơ Hoa Kỳ" không, nhưng dù họ có quan tâm hay không, theo sự đánh giá của nhiều người thì họ đã là những người thực hiện được "giấc mơ" của mình, và là một tấm gương cho nhiều người, nhất là những con em của gia đình người Việt hiện đang sinh sống ở hải ngoại noi theo...