Chặn đứng một thảm họa phát xít mới
Một chiến lược chống IS đã được Mỹ phát động từ tháng 8/2014. Tới ngày 5/9/2014, tại Hội nghị thượng đỉnh của Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Mỹ đã kêu gọi và quy tụ được “liên minh nòng cốt” gồm 10 nước tham gia chống IS. Phát biểu trước thềm chuyến công du Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định, Washington sẽ “kề vai sát cánh” với tất cả các cộng đồng Iraq cũng như các đối tác khu vực và quốc tế để đối phó với “kẻ thù chung IS”. Với mục tiêu sớm hình thành liên minh quốc tế chống lại IS, trong hai ngày 8 và 9/9/2014, Tổng thống Obama đã liên tiếp có các cuộc điện đàm với Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon, Thủ tướng Australia Tony Abbott, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi để bàn về các biện pháp phối hợp đối phó IS.
Song song với liên minh quân sự, ngày 27/10/2014, phát biểu khai mạc các cuộc thảo luận nhằm tìm biện pháp ngăn chặn hoạt động của IS trên Internet tại Thủ đô Kuwait (Kuwait), với sự tham dự của đại diện các nước trong liên minh chống IS, gồm Anh, Pháp, Saudi Arabia, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Đặc phái viên của Mỹ cho Liên minh toàn cầu chống IS, tướng John Allen cho biết, IS đã và đang phát động cuộc chiến online nhằm khuếch trương thanh thế của tổ chức này một cách khủng khiếp.
Theo ông Allen, môi trường trực tuyến chính là nơi để IS “tuyển mộ và làm tha hóa người vô tội”. Ông Allen nhấn mạnh: “Chỉ khi chúng ta đấu tranh với IS trên Internet, bác bỏ tính hợp pháp của thông điệp mà chúng gửi đến tầng lớp thanh niên dễ bị tổn thương… chỉ khi ấy IS mới thực sự bị đánh bại”.
Tổng thống Pháp Hollande cùng hơn 40 lãnh đạo thế giới, trong đó có Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Đức Angela Merkel, nối vòng tay dẫn đầu đoàn tuần hành nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết, lên án các tội ác khủng bố và tưởng nhớ các nạn nhân xấu số. |
Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 1 Thế giới chống lại bạo lực và chủ nghĩa cực đoan ngày 9/12/2014, Iran trên cương vị đăng cai hội nghị đã khẳng định hỗ trợ mạnh mẽ 2 nước láng giềng Iraq và Syria trong cuộc chiến chống lực lượng Hồi giáo cực đoan. Ngoại trưởng Iraq Al-Jafari nhấn mạnh, mối đe dọa từ IS đã đưa Iran và Iraq xích lại gần nhau hơn để đối phó với kẻ thù chung.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia vốn “khoanh tay đứng nhìn” cuộc chiến này, ngày 5/1/2015 cùng với Mỹ đã đặt mục tiêu hoàn tất một thỏa thuận về việc trang bị và huấn luyện cho 15.000 quân đối lập được cho là “ôn hòa” của Syria trong vòng 3 năm. Đây là một phần trong chiến dịch do Mỹ dẫn đầu nhằm tiễu trừ các tay súng IS. Công tác huấn luyện dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 3 tới, cùng thời gian triển khai các chương trình tương tự được tổ chức tại Jordan và Saudi Arabia.
Theo nhận định của giới chuyên gia, Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS trong năm 2015 vẫn tiếp tục là nỗi ám ảnh và cơn ác mộng đối với thế giới, trừ phi liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu có những thay đổi căn bản trong chiến lược đối phó với tổ chức này.
Mặc dù là “con đẻ” của mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda, song với phương thức hoạt động tàn bạo, có chiến lược bài bản, tiềm lực tài chính hùng mạnh, nhiều trang thiết bị chiến đấu hiện đại và một đội quân thiện chiến, IS đã nhanh chóng chiếm được nhiều vùng đất rộng lớn ở Trung Đông, thách thức trật tự địa chính trị ở “chảo lửa” thế giới và gieo rắc nỗi sợ hãi trên toàn cầu.
Về tài chính, không phải đơn giản mà tạp chí Forbes đã xếp nhóm khủng bố cực đoan này vào vị trí số 1 trong bảng xếp hạng “Những nhóm khủng bố giàu nhất hành tinh năm 2014”. IS có thu nhập hàng năm khoảng 2 tỷ USD, nhưng theo ước tính của 1 số chuyên gia, con số này có thể là 3 tỷ. Sở dĩ IS có trong tay một nguồn tài chính hùng hậu như vậy là vì chúng hiện kiểm soát khoảng 60% trữ lượng dầu mỏ của Syria, 70% trữ lượng dầu mỏ và khí đốt của Iraq.
Bên cạnh đó, “nguồn thu nhập nổi bật” khác của IS đến từ những vụ cướp; “khai thác” những di tích khảo cổ đang bị chiếm đóng thuộc di sản của Iraq và Syria, rồi đem bán chúng thông qua trung gian trong các cuộc đấu giá bí mật ở các nước phương Tây; bắt cóc người nước ngoài để đòi tiền chuộc.
Về quân số của IS, hầu hết đều dự đoán tổ chức này có khoảng 50.000 - 200.000 tay súng, cao gấp nhiều lần con số 10.000 - 30.000 được đưa ra lúc đầu. Đáng chú ý, trong hàng ngũ của IS đang có sự góp mặt của khoảng 20.000 tay súng nước ngoài đến từ khắp các châu lục, kể cả từ Mỹ và châu Âu.
Đây được coi là những “quả bom nổ chậm” của IS khi cần thực hiện những vụ đánh bom khủng bố ở bên trong lãnh thổ các nước vào bất cứ thời điểm nào. Các tay súng IS tăng cường gia nhập những tổ chức thánh chiến cực đoan khác và tham gia tích cự
Vì vậy, việc chặn đứng hoạt động của IS là nhiệm vụ cấp bách của mọi quốc gia. Tuy nhiên, có phải vì quá tập trung vào IS mà thế giới quên đi rằng, “cha đẻ” của nó vẫn đang âm thầm tồn tại?!
Ngày 9/1 vừa qua, lực lượng al-Qaeda trên bán đảo Arab (AQAP) bất ngờ lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ tấn công một cửa hiệu trang sức ở trung tâm thành phố Montpellier, miền Nam nước Pháp, khiến 4 người thiệt mạng, bắt giữ 2 con tin diễn ra vào tối cùng ngày và vụ thảm sát tại tòa soạn báo Charlie Hebdo ở Thủ đô Paris, diễn ra trước đó 2 ngày, làm 12 người thiệt mạng, 10 người khác bị thương. AQAP còn đe dọa rằng, vụ xả súng này chỉ là mở màn cho những vụ tấn công như vậy tại phương Tây.
Trước đây, thông qua mạng xã hội Twitter, AQAP đã từng cảnh báo: “Nước Pháp là một mục tiêu tấn công vì cách hành xử và thể hiện vai trò một cách thái quá trong cuộc chiến với thế giới Hồi giáo…”. Hai vụ việc này là lời cảnh báo về làn sóng những kẻ cực đoan được đào tạo bởi các tổ chức khủng bố đang tồn tại trong nước Pháp.