Chuyến công du châu Á đầy khó khăn của ông Obama

Thứ Hai, 10/11/2014, 10:28
Ngày 9/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên đường tới thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, điểm dừng chân đầu tiên của ông chủ Nhà Trắng trong chuyến công du châu Á, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Sau sự kiện đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ, kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện, cố vấn cấp cao về châu Á tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) dự đoán “đây sẽ là một chuyến đi đầy khó khăn đối với ông Obama”.

Song song với việc tham dự Hội nghị APEC, Tổng thống Obama sẽ có cuộc đối thoại bên lề với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong 2 ngày 11 và 12/11.  Cố vấn cấp cao chuyên các vấn đề về khu vực châu Á của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ (NSC) Evan Medeiros cho biết, hai nhà lãnh đạo sẽ bàn cách thức hiệu quả nhất, sử dụng cả biện pháp ngoại giao và trừng phạt, để đảm bảo rằng Bình Nhưỡng giữ lời hứa và trách nhiệm của mình trước cộng đồng quốc tế.

Theo Chanel News Asia, mối quan tâm hàng đầu của ông Obama trong các cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc lần này xoay quanh vấn đề tội phạm mạng, căng thẳng lãnh thổ do các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông và Hoa Đông, vấn đề nhân quyền. Bên cạnh đó, ông Obama cũng sẽ gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin để bàn về tình hình bất ổn đang diễn ra tại Ukraine. Ngoài ra, ông Obama sẽ gặp lãnh đạo các đồng minh khu vực, trong đó có Thủ tướng Australia Tony Abbott, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, và có cuộc hội đàm đầu tiên với tân Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Đây là dịp để Tổng thống Mỹ trực tiếp củng cố mối quan hệ với các đồng minh.

Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Reuters.

Tiếp đó, ông chủ Nhà Trắng sẽ rời Bắc Kinh sang Myanmar để tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á tại Naypyidaw. Trong chuyến công du thứ hai tới nước này, Tổng thống Mỹ sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Thein Sein và lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi với nỗ lực bình thường hóa quan hệ với nước này, tiến tới dỡ bỏ hầu hết các biện pháp cấm vận của Mỹ vốn được áp dụng với chính quyền quân sự cũ. Tuy nhiên, ông Aung San Suu Kyi cho rằng, tiến độ cải tổ đang rất chậm và Washington đã quá lạc quan về quá trình cải tổ ở đây. Ngày 15 – 16/11, Tổng thống Obama sẽ tới Australia để tham gia hội nghị thượng đỉnh G20 cùng với lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới, tổ chức tại thành phố Brisbane, bang Queensland.

Trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng vẫn đang tiếp diễn tại Iraq, Ukraine và Syria, chuyến công du của Tổng thống Mỹ được xem là nỗ lực tái cân bằng quan hệ với các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, trụ cột trong chính sách đối ngoại của ông. Cố vấn An ninh quốc gia Susan Rice ngày 7/11 khẳng định: “Tổng thống vẫn cam kết với châu Á về chiến lược tái cân bằng và việc thực thi cam kết đó sẽ là ưu tiên hàng đầu trong suốt nhiệm kỳ 2”, đồng thời nhấn mạnh: “An ninh và sự thịnh vượng của Mỹ ngày càng gắn bó chặt chẽ với châu Á-Thái Bình Dương”.

Việc đảng Dân chủ của ông Obama thất bại trong cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ được dự báo là sẽ có tác động lớn tới các bước đi tiếp theo của ông trong tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - vấn đề mà Chính quyền của ông Obama cho là nền tảng kinh tế chính của chiến lược tái cân bằng tại châu Á. Theo nhận định của một số chuyên gia, kết quả bầu cử giữa kỳ vừa qua có thể nói là một tin tốt đối với TPP. Việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội Mỹ sẽ là nhân tố tạo thuận lợi cho bất kỳ ý tưởng thúc đẩy tự do hóa thương mại nào. Ngoài ra, các ứng cử viên tổng thống tiềm năng của cả hai cánh ôn hòa và bảo thủ của đảng Cộng hòa đều nhấn mạnh, tự do thương mại là một trong số ít các vấn đề mà họ sẵn sàng làm việc với ông Obama sau cuộc bầu cử giữa kỳ. Điều này sẽ gúp các nghị sỹ đảng Cộng hòa có cơ hội chứng minh rằng họ có một chương trình nghị sự tích cực và đã sẵn sàng điều hành đất nước.

Trong khi đó, các nhà ngoại giao thương mại thuộc Đại diện thương mại Mỹ (USTR) đang nỗ lực xúc tiến TPP. Các nhà đàm phán USTR đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác Nhật Bản ở Washington hồi tháng trước, làm việc tại Sydney trong tháng này nhằm tháo gỡ một số vấn đề nhạy cảm của thỏa thuận. Tuy nhiên, hầu hết các nhà quan sát đều nhất trí rằng, yếu tố chính trị trong Nhà Trắng đang ngày càng chi phối TPP. Hoàn tất TPP sẽ cần đến sự thỏa hiệp chính trị mà ông Obama chưa làm được kể từ khi tái đắc cử năm 2012. Các tiếp cận gần đây của Tổng thống Obama đối với TPP chủ yếu nhằm bảo vệ đảng Dân chủ không bị thua trong cuộc đua tại Thượng viện và Hạ viện.

Tuy nhiên, trang Nước Nga ngày nay dẫn lời Tổng thống Putin trả lời báo chí Trung Quốc trước thềm Hội nghị APEC cho biết: “Việc tạo lập TPP là cố gắng kế tiếp của Hoa Kỳ nhằm xây dựng một cấu trúc hợp tác kinh tế khu vực phục vụ lợi ích riêng của bản thân nước Mỹ”. Tổng thống Putin nhận định: “Tôi cho rằng sự vắng mặt của những cầu thủ lớn như Nga và Trung Quốc

Hà Khổng (tổng hợp)
.
.
.