Chân dung thủ phạm vụ xả súng kinh hoàng tại Florida, Mỹ
Ngày 12-6, Mateen xông vào hộp đêm Pulse - một câu lạc bộ dành cho tại Orlando xả súng giết hại ít nhất 50 người và bắt giữ gần 100 người làm con tin. Vào thời điểm đó đang có khoảng 320 người tập trung hộp đêm Pulse
Reuters dẫn lời Ronald Hopper, đại lý đặc biệt trợ lý của FBI về vụ việc trên cho biết trong thời gian cầm giữ con tin, Mateen đã gọi điện đến cho cảnh sát và tuyên bố trung thành với thủ lĩnh tối cao của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakr al-Baghdadi đồng thời đề cập đến kẻ đánh bom giải chạy marathon Boston hồi năm 2013.
FBI từng đặc biệt chú ý đến Mateen khi y có liên hệ với một công dân Mỹ người đã đến Syria và trở thành một kẻ đánh bom của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo hồi năm 2014.
Omar Mateen. Ảnh: Reuters. |
Trong một diễn biến mới nhất hãng tin Amaq của IS tuyên bố "Cuộc tấn công vũ trang nhằm vào một câu lạc bộ đêm đồng tính ở thành phố Orlando, bang Florida, Mỹ khiến hơn 100 người chết hoặc bị thương đã được thực hiện bởi một chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS)"
Cuộc tấn công của Mateen làm rúng động toàn nước Mỹ vì nó xảy ra chỉ ít lâu sau vụ một cặp vợ chồng người Mỹ gốc Hồi giáo chịu ảnh hưởng của IS bắn chết 14 người tại San Bernardino.
Vụ xả súng tại Orlando cũng là vụ xả súng đẫm máu nhất trong 10 năm qua tại Mỹ sau vụ việc tại Đại học Công nghệ Virginia vào năm 2007 khiến 32 người thiệt mạng.
Con số nạn nhân vụ Orlando vẫn chưa được công bố hết. Ảnh: Reuters. |
Cơn ác mộng đến từ những con sói cô độc
Nhân chứng cho biết, Mateen xuất hiện với một khẩu AR15 và sau đó khoảng từ 20 đến 50 loạt súng vang lên. Lực lượng an ninh cũng đã phải đấu súng với thủ phạm một thời gian sau đó mới bắn hạ được hắn.
Vụ việc này một lần nữa chứng minh sự đáng sợ của phương pháp hành động mới của IS. "Những con sói cô độc" của IS đã và đang reo rắc nỗi kinh hoàng khắp thế giới đặc biệt là phương Tây.
Vụ tấn công tại Paris, đánh bom tại Bỉ và bây giờ là vụ xả súng tại Florida cho thấy một điều, IS đã thành công ở một mức nhất định trong việc tiêm nhiễm ý tưởng cực đoan của chúng vào một bộ phận công dân các nước Phương Tây.
Các nhóm chiến binh IS thâm nhập vào những quốc gia Phương Tây móc nối với các công dân nước sở tại hoặc những chiến binh Hồi giáo trở về từ Trung Đông với kỹ năng chiến đấu có được sẽ tự lên kế hoạch tấn công tùy theo điều kiện. Và đây được xem là kiếu tấn công khó ngăn chặn hơn nhiều so với vụ bố kiểu của Al-Qeada.
Và sau vụ San Bernardino, vụ xả súng mới nhất cho thấy giới chức an ninh Mỹ vẫn chưa thể hóa giải mối đe dọa đến từ những con sói cô độc của IS.
An ninh Mỹ tại hiện trường vụ việc. Ảnh: Reuters. |
Quản lý súng và đạo Hồi
Không chỉ một lần Tổng thống Mỹ Obama lên tiếng về sự cần thiết của việc quản lý súng đạn. Ông chủ Nhà Trắng thậm chí rơi nước mắt khi phát biểu về nạn nhân của các vụ xả súng và chắc chắn vụ Orlando sẽ là khiến chủ đề về quản lý súng nóng lên tại Mỹ hơn bao giờ hết.
Trong khi đó đạo Hồi cũng sẽ là đề tài được phe phái chính trị tại Mỹ đem ra mổ xẻ và dùng làm đòn công kích nhau trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang tới dần. Ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa Donal Trump từng không dưới 1 lần lên tiếng về cấm đạo Hồi tại Mỹ và gần như chắc chắn vị tỷ phú này khó bỏ qua việc lấy vụ Orlando làm ví dụ bảo vệ quan điểm của mình.
Đồng thời vụ Orlando cũng có thể một phần nào tạo cho một bộ phận công chúng cái nhìn không "thiện cảm" không thiện cảm với cộng đồng đạo Hồi và những nước đạo Hồi. Những kẻ cực đoan chắc chắn sẽ dùng vụ xả súng trên làm cớ kích động làn sóng tẩy chay đạo Hồi tại Mỹ.