Xét xử đại án Đăng kiểm: Nhiều bị cáo xin giảm mức án
Chiều 7/8, các luật sư tiếp tục tham gia bào chữa cho các bị cáo trong đại án ngành Đăng kiểm. Với mức án mà VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt cho từng bị cáo, nhiều luật sư bào chữa các bị cáo cho rằng, mức án nặng so với hành vi phạm tội của các bị cáo và đưa ra các tình tiết nhằm giảm nhẹ mức án cho các bị cáo.
Bị cáo Nghiêm Văn Cường (cựu ĐKV Phòng Kiểm định xe cơ giới thuộc Cục ĐKVN) bị VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt mức án từ 10-11 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tự bào chữa, bị cáo Cường cho rằng mình rất “sốc” khi VKS đề nghị mức án trên. Luật sư của bị cáo Cường cũng biện hộ rằng, những hành vi của bị cáo Cường đều thực hiện theo chỉ đạo của “cấp trên”.
Về phần bị cáo Cường trong thời gian làm việc có nhiều đóng góp cho ngành GTVT, Trong thời gian làm việc bị cáo Cường luôn hoàn thành nhiệm vụ và mong HĐXX xem xét lại.
Cũng bị đề nghị mức án 10-11 năm tù về tội “Nhận hối lộ”, bị cáo Phạm Đức Long (cựu ĐKV Phòng Kiểm định xe cơ giới thuộc Cục ĐKVN) cho rằng mức án đề nghị trên là quá nặng. Theo cáo trạng, bị cáo Long cùng các ĐKV, lãnh đạo phòng kiểm định đã thống nhất chủ trương nhận tiền hối lộ từ các công ty thiết kế để thẩm định “đạt” hồ sơ thiết kế. Bị cáo Long được phân công thẩm định 2.546 hồ sơ thiết kế nên phải chịu trách nhiệm về số tiền hối lộ là hơn 5,2 tỷ đồng, bị cáo Long hưởng lợi 1,9 tỷ đồng.
Tự bào chữa, bị cáo Long nói làm việc theo chỉ đạo của cấp trên, trong khi đó hơn 2.500 hồ sơ mà bị cáo Long được phân công kiểm định, cơ quan điều tra kết luận không sai phạm. Bị cáo Long cho rằng sai lầm của bị cáo nhận tiền “bồi dưỡng” từ các công ty thiết kế mà lãnh đạo phòng chia cho mình.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Long cũng đưa ra các tình tiết giảm nhẹ mức án như: trong thời gian công tác bị cáo Long luôn hoàn thành nhiệm vụ, luôn làm thêm giờ. Bị cáo Long đã trả giá đắt cho những sai phạm của mình vì mình mà gia đình phải khốn đốn, mẹ già, con nhỏ không ai chăm sóc. Bị cáo Long mong HĐXX xem xét khoan hồng để nhanh trở lại với gia đình, làm lại cuộc đời.
Bị cáo Nguyễn Văn Chung bị VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt 5-6 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo, bị cáo rất ăn năn hối cải. Vì không “quyết tâm” trả lại phong bị 100 ngàn USD cho bị cáo Phong ngay khi Phong đưa nên mới rơi vào cảnh bị truy tố.
Ngay sau khi bị tố cáo, bị cáo Nguyễn Văn Chung đã chủ động liên hệ với bị cáo Phong để trả lại, bị cáo Chung không có ý định lừa đảo. Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Chung đề nghị HĐXX xem xét để bị cáo chuyển từ tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” sang tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Các luật sư bào chữa và các vị cáo tự bào chữa đều thống nhất tội danh và khung hình phạt mà VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt các bị cáo. Mặt khác, các luật sư bào chữa và các bị cáo tự bào chữa đều mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt với nhiều lý do khác nhau. Nị cáo Nguyễn Anh Hiệp nại lý do tuổi cao, sức khỏe yếu, một mắt bị mờ, tai nghe không rõ, trong người có bệnh nên mong HĐXX giảm nhẹ mức án.
Bị cáo Mai Đức Truyền bào chữa có gia cảnh khó khăn nhưng đã cố gắng khắc phục toàn bộ số tiền mà mình hưởng lợi, bị cáo Truyền vừa bị tai nạn gãy 3 xương sườn. Bị cáo Huỳnh Văn Thiết “thiệt tình” thừa nhận do nhận thức pháp luật kém nên mới dẫn đến vụ việc trên. Bị cáo Thiết cho hay mình là lao động chính, có bố là thương binh, mẹ già yếu, em ruột là bị cáo Huỳnh Văn Thoa cũng bị xét xử trong vụ án này, bị cáo Thiết mong HĐXX khoan hồng.