Nhận diện tội phạm công nghệ cao
>> Một chân rết của Công ty Tâm Mặt Trời tại ĐBSCL bị "sờ gáy"
Theo điều tra, cuối tháng 9/2012, Công ty Hoa Sen ký hợp đồng bán 160 tấn tôn lạnh cho Công ty KHPRoofing (Malaysia). Thực hiện hợp đồng, Công ty Hoa Sen đã giao 158,750 tấn tôn, trị giá gần 145.000USD và đã được đối tác thanh toán trước hơn 29.000USD. Đến ngày 29/10/2012, nhân viên Công ty Hoa Sen dùng địa chỉ email trao đổi với khách và gửi kèm theo hóa đơn bán hàng, trong đó có nội dung yêu cầu chuyển còn lại là gần 116.000USD vào tài khoản mở tại Vietcombank chi nhánh khu công nghiệp Bình Dương.
Không ngờ cuộc trao đổi trên bị một số đối tượng xâm nhập. Chúng sử dụng email gần giống của Công ty Hoa Sen để gửi cho Công ty KHPRoofing và yêu cầu chuyển số tiền gần 116.000USD vào tài khoản của Dương Anh Nhung số 009423440001, tại Ngân hàng Đông Á, PGD quận 8.
Sau khi nhận tin báo, tài khoản của Dương Anh Nhung (22 tuổi, ngụ tại phường 8, quận 11) đã bị phong tỏa. Ngày 5/11/2012, Nhung đến ngân hàng để rút số tiền trên thì bị Công an triệu tập. Nhung khai: năm 2010, qua facebook, quen một người nước ngoài tên Ugo.
Sau vài lần gặp nhau, Ugo giới thiệu là làm nghề kinh doanh quần áo qua nhiều quốc gia và nhờ Nhung mở tài khoản để khách hàng chuyển tiền vào rồi rút ra giao lại cho Ugo (vì Ugo là người nước ngoài không mở được tài khoản). Nhung đồng ý và gửi số tài khoản cho Ugo. Ngày 5/11, Ugo điện thoại nói khách hàng đã chuyển tiền để Nhung rút giao lại 110.000 USD sẽ được trả công. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cuối tháng 11/2012, CQĐT đã bắt được Ugo và Cletus Chimaobi Hillary (SN 1979).
Tại CQĐT, Ugo khai tên thật là Okonkwo Mathias Ugochukwu (SN 1982), quốc tịch
Các bị cáo trong một vụ sử dụng công nghệ cao chiếm đoạt tài sản mà TAND TP Hồ Chí Minh vừa đưa ra xét xử. |
Mặc dù không được Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công thương cấp giấy chứng nhận kinh doanh sàn giao dịch thương mại điện tử nhưng Công ty Tâm Mặt Trời vẫn sử dụng website www.emt.com.vn hoạt động như một website thương mại điện tử. Công ty còn tự in và cấp giấy chứng nhận “sàn giao dịch thương mại điện tử” cho khách hàng tham gia mua “gian hàng” của công ty. Để tạo niềm tin cho khách hàng, Công ty Tâm Mặt Trời đã sử dụng rất nhiều chiêu quảng bá như giới thiệu trên một số phương tiện thông tin đại chúng, in tờ rơi, mời các cá nhân có uy tín trong lĩnh vực thương mại điện tử diễn thuyết. Theo quảng cáo của công ty, khi gia nhập những khách hàng nào mua “gian hàng” của công ty được hưởng nhiều quyền lợi.
Nhưng thực tế, trong các các buổi đào tạo, công ty chỉ tuyên truyền, tập huấn cho khách hàng cách thức lôi kéo người khác mua “gian hàng” của công ty để hưởng “hoa hồng” theo hình cây nhị phân nhằm lôi kéo người tham gia bán “gian hàng” cho công ty để chia nhau hưởng lợi.
Cơ quan Công an đã xác định, các gian hàng Công ty Tâm Mặt Trời đưa trên website www.emt.com.vn là “gian hàng” trống, không có thông tin đầy đủ về chủ gian hàng và sản phẩm cần bán. Giao diện của website rất sơ sài, chủ yếu là một số hàng hóa đơn giản như thẻ cào điện thoại của công ty bán cho khách hàng. Đa số các “hội viên” tham gia mua “gian hàng” của công ty không hoạt động kinh doanh bán hàng hóa được, mà chủ yếu để giới thiệu hội viên mới nhằm hưởng “hoa hồng”.
Do Công ty Tâm Mặt Trời đưa ra nhiều hình thức trả “hoa hồng” nên trong vụ án này, có rất nhiều người tham gia mua “gian hàng” mà lúc đầu họ là người bị hại, sau đó lại thành người giúp sức cho các cổ đông Hội đồng quản trị thực hiện hành vi phạm tội. Theo đó, từ khi hoạt động cho đến khi bị phát hiện, công ty này đã lôi kéo và bán được 23.348 “gian hàng” với tổng số tiền thu được là gần 122 tỷ đồng