Cảnh giác với tân dược giả
- Triệt phá đường dây sản xuất tân dược giả quy mô lớn
- Phá đường dây sản xuất tân dược giả
- Quyết chiến với tội phạm sản xuất tân dược giả
Cục C74 bắt quả tang Xuyến khi đang mua bán 37 hộp thuốc chữa bệnh viêm gan B các loại. Qua khám xét nơi ở của Xuyến, lực lượng Công an phát hiện nhiều thuốc lậu nhập từ Ấn Độ, thuốc không tem nhãn. Lô hàng này trị giá 200 triệu đồng. Ngoài ra, Xuyến còn bán những thuốc đặc trị ung thư gan, viêm gan B.
Mai Thị Xuyến bước đầu khai nhận, đã lấy hàng từ nhiều mối ở Việt Nam, mỗi đợt vài trăm triệu đồng. Sau đó, Xuyến bán lại cho cá nhân hoặc các tiệm thuốc tây ở TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Xuyến còn phân phối hàng về các tỉnh, thành lân cận TP Hồ Chí Minh với giá cực ưu đãi. Hằng ngày, Xuyến qua mạng Internet, Facebook, Zalo quảng cáo hàng xách tay nước ngoài nhưng thực chất là hàng không đảm bảo.
Tang vật bị bắt giữ. |
Thời gian qua, tình trạng mang thuốc tây không hóa đơn, chứng từ từ nước ngoài về Việt Nam bằng đường hàng không cũng rất phức tạp.
Điển hình, vào ngày 4-7, Cục C74 phối hợp với Chi cục Hải quan Quốc tế Tân Sơn Nhất kiểm tra và phát hiện 13 kiện hàng hóa nhập lậu của 3 khách gồm: Vũ Thị Ngọc Diệp (49 tuổi), Vũ Thị Thương Huyền (47 tuổi), Vũ Thị Ngọc Thảo (39 tuổi, cùng ngụ quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh).
Các kiện hàng chứa 300 hộp thực phẩm chức năng có trị giá 800 triệu đồng. Số hàng này được vận chuyển từ Nhật Bản về Việt Nam nhưng không có hóa đơn chứng từ, không giấy phép nhập khẩu. Cả ba là chị em ruột, buôn bán thực phẩm chức năng giả thời gian dài, phân phối cho các cá nhân, tiệm thuốc tây ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành lân cận.
Qua các vụ án trên, Cục C74 khuyến cáo người bệnh phải hết sức cảnh giác, mua thuốc chữa bệnh phải có hóa đơn của bác sĩ, tránh lên mạng tin vào lời giới thiệu “có cánh” mua phải thuốc giả để “tiền mất, tật mang”...