Nguy cơ thiếu điện đang ngày càng hiện hữu
Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu điện cao trong 2019-2020 và kéo dài tới 2022-2023, nguy cơ không có dự phòng ở vùng phụ tải cao như Tây Nam Bộ là rất lớn.
- Nguy cơ thiếu điện vì nhiều dự án chậm tiến độ
- Thiếu điện giữa trập trùng thủy điện
- Làm thế nào để không thiếu điện vì thiếu than?
- Thứ trưởng Bộ Công thương khẳng định năm 2019 không thiếu điện
- Tái diễn cảnh thiếu điện, thiếu nước là có lỗi với nhân dân
- Bổ sung trên 1.000MW giảm áp lực thiếu điện cho miền Nam
- Không thiếu điện cuối năm
- Sẽ không thiếu điện trong tháng 11
- Dân nuôi tôm tự phát, thiếu điện nghiêm trọng
Trong các báo cáo gửi Chính phủ, Quốc hội, Bộ Công Thương nêu thực tế do điều kiện bất lợi thời tiết với tính cực đoan cao, các thuỷ điện không đủ tích nước, khiến Việt Nam đối mặt suy giảm thị trường năng lượng sơ cấp khi dự báo sẽ phải nhập 20 triệu tấn than vào 2020 và tăng lên 35 triệu tấn than vào 2035. Nguồn khí cũng không đủ phục vụ phát điện cho dự án ở Đông Nam Bộ.
Thời gian qua còn nhiều dự án chậm tiến độ, gây nguy cơ thiếu điện, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, tác động đến đời sống dân sinh. |
Thực tế cho thấy, mối lo thiếu điện đang ngày càng hiện hữu. Do vậy, để đảm bảo điện cho phát triển kinh tế - xã hội Bộ Công Thương Bộ đã có nhiều hoạt động cụ thể để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Thời gian qua còn nhiều dự án chậm tiến độ, gây nguy cơ thiếu điện, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, tác động đến đời sống dân sinh. Do vậy, các các đơn vị, cơ quan liên quan rà soát lại khuôn khổ pháp lý, báo cáo, có biện pháp cụ thể xử lý ngay các vướng mắc đối với các dự án chậm tiến độ.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực trực tiếp theo dõi, giám sát chỉ đạo, chịu trách nhiệm làm đầu mối phối hợp với Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tập trung giải quyết vướng mắc, nhất là về vốn, nguồn ngoại tệ. Đồng thời phải có chương trình làm việc hàng tháng để rà soát và thống nhất giải pháp thực hiện liên quan tới dự án chậm tiến độ, có kịch bản cho từng tình huống… như vậy mới có thể hoàn thành nhiệm vụ và yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
“Bộ Công Thương sẽ có báo cáo cụ thể với Chính phủ về nguy cơ thiếu điện, đưa ra các giải pháp về cơ chế để giải quyết. Chúng ta cần làm ngay, cấp bách lắm rồi và không thể chậm trễ”, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.