Bát nháo tình trạng xây nhà, bán đất trái phép trong vùng quy hoạch
- Đổ xô lên núi xây nhà trái phép
- Tái diễn việc xây nhà trái phép tại Khu Kinh tế Chân Mây
- Quảng Nam: Đua nhau trồng cây, xây nhà trái phép để chờ bồi thường
Trong vai một người đi mua đất, chúng tôi tìm đến thôn 6, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, nơi đang có đến 4 dự án được quy hoạch gồm: Dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Bình Dương; Dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng Vinpearl Quảng Nam; Dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An và Khu tái định cư cài ghép.
Chỉ cần vài cuộc trò chuyện và ngỏ ý muốn mua đất, chúng tôi rất dễ nhận được từ người dân nơi đây những câu trả lời rằng, diện tích đất hầu hết đã được bán, chủ yếu khách mua là người Hà Nội và bán giá với giá rất cao.
Hiện tại chỉ còn khu rìa dự án thì mới có hy vọng còn đất. “Giá đất ở đây giờ cao lắm. Bình thường nếu 1m²có giá 3 triệu đồng thì đã tăng lên 4-5 triệu đồng/m2. Có nơi mặt bằng tốt, nằm ở “điểm sáng” thì cũng lên gấp 2 đến 3 lần (tức 6-8 triệu/m²). Những khu rìa dự án, giá đất thấp nên sẽ còn. Nếu muốn mua thì lo đi sớm chứ để qua đầu năm 2018 thì không còn nữa”, bà Nguyễn Thị Đ. chia sẻ.
Bà Đ còn tiết lộ người dân ở đây khi bán đất xong sẽ chuyển sang vùng rìa khu quy hoạch mua đất và xây dựng nhà tại đó để sinh sống. Tiền bán đất ở đây cao, nên khi qua khu rìa mua đất, họ sẽ có tiền xây dựng những ngôi nhà khang trang hơn.
Ông Phạm Văn Đề, Trưởng thôn 6, xã Bình Dương cho biết, địa bàn thôn có 4 dự án được quy hoạch, trong đó có dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng Vinpearl Quảng Nam đã được triển khai xây dựng, các dự án còn lại quy hoạch treo nhiều năm qua. Việc quy hoạch các dự án hàng chục năm qua khiến cuộc sống người dân vô cùng khó khăn.
“Nhiều hộ dân nhà cửa xuống cấp nhưng không sửa chữa được. Con cái họ lập gia đình cũng không thể chia đất tách thửa… Để đảm bảo cuộc sống, trong năm nay gần 30 hộ dân trong thôn đã chuyển nhượng đất cho người ngoài địa phương, đa số là người từ Hà Nội vào. Sau khi mua được đất của người dân, họ đã xây dựng nhà tại đây”, ông Đề nói.
Nhiều ngôi nhà xây dựng trái phép “mọc lên” trong vùng dự án ở xã biển Bình Dương, huyện Thăng Bình. |
Nhằm chấn chỉnh tình trạng cơi nới, xây dựng nhà; mua bán, chuyển nhượng đất trái phép, mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn yêu cầu UBND các huyện Duy Xuyên và Thăng Bình thành lập các tổ công tác phối hợp với chính quyền các xã: Duy Hải, Duy Nghĩa (Duy Xuyên); Bình Dương, Bình Minh, Bình Hải (Thăng Bình) tổ chức kiểm tra, lập biên bản vi phạm, ra quyết định đình chỉ, buộc tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép đối với các trường hợp phát sinh theo báo cáo của Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai.
Sau ngày 10-1-2018, các trường hợp không chấp hành thực hiện thì ra quyết định cưỡng chế và tổ chức lực lượng phá dỡ công trình xây dựng vi phạm để răn đe, giáo dục. UBND các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm nêu trên về tỉnh trước ngày 20-1-2018…
Bên cạnh, Công an tỉnh Quảng Nam chỉ đạo Công an các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình và các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh theo dõi, nắm chắc tình hình ANTT trên địa bàn; bố trí đủ lực lượng để hỗ trợ thực hiện cưỡng chế các công trình xây dựng trái phép theo đề nghị của UBND các huyện; có phương án đấu tranh và kiên quyết xử lý nghiêm đối với các đối tượng quá khích, gây rối trật tự xã hội theo quy định của pháp luật.
Nhiều công trình xây dựng nhà tư nhân mất an toàn Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Nai, năm 2017, trên địa bàn đã xảy ra 28 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) khiến 29 người chết, trong đó có nhiều vụ TNLĐ tại các công trình xây dựng nhà ở tư nhân. Chỉ hơn 1 tháng qua, trên địa bàn TP Biên Hoà đã xảy ra 2 vụ TNLĐ nghiêm trọng tại công trình xây dựng nhà ở khiến 3 người tử vong. Trong đó vụ TNLĐ nghiêm trọng xảy ra khi giàn giáo đổ sập tại một công trình nhà ở thuộc khu phố 11, phường Tân Phong, TP Biên Hoà khiến 2 thợ hồ là ông Danh Xịnh (57 tuổi, quê tỉnh Hậu Giang) và ông Lê Đình Thọ (63 tuổi, ngụ khu phố 5, phường Trảng Dài) tử vong. Trong khi đó, ở nhiều công trình đang xây dựng hiện nay, công nhân leo và làm trên giàn giáo cao hàng chục mét vẫn không có thiết bị bảo vệ an toàn; hệ thống lưới hay dây chằng bảo hộ không được phía các đơn vị thi công trang bị và nhắc nhở công nhân thực hiện. Anh Nguyễn Phú Sơn, một người dân ở phường Trảng Dài, TP Biên Hòa cho biết, hằng ngày chứng kiến giàn giáo bắc chồng nhau cao hàng chục mét nhưng người lao động không có dây bảo hộ, mũ bảo hiểm nên rất nguy hiểm đến tính mạng. Gạch đá từ trên cao rơi xuống cũng gây nguy hiểm cho người đi đường và những người dân sinh sống gần các công trình xây dựng. Ông Lê Hồng Ngoan, thợ hồ tại một công trình xây dựng nhà cao tầng ở phường Trảng Dài cho biết đã đi làm thợ hồ được gần 10 năm nay và đã chứng kiến nhiều vụ TNLĐ thương tâm từ các công trình xây dựng, trong đó có nhiều vụ chết người. Bản thân ông cũng rất lo lắng mỗi khi leo lên giàn giáo cao, nhưng do đơn vị thi công cũng không trang bị các thiết bị bảo hộ lao động và cũng ít nhắc nhở nên ông và nhóm thợ thường phải bất chấp nguy hiểm để làm việc. Anh Bùi Bá Dương, một công nhân tại một công trình xây dựng khác tại phường Tân Hiệp cho rằng, cách tốt nhất là mỗi người lao động cần cẩn thận trong quá trình lao động vì chỉ cần một sơ sảy nhỏ là hậu quả khôn lường. Ông Phạm Văn Cộng, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Nai cho biết, do không thể kiểm soát an toàn lao động tại các công trình xây dựng tư nhân, Sở đã phối hợp với các huyện, xã để phát hiện, nhắc nhở. Do vậy, để đảm bảo an toàn tính mạng cho mình, bản thân người lao động tại các công trình xây dựng nhà ở tư nhân vẫn phải tự ý thức là chính. Bảo Sơn |