Venezuela cân nhắc đóng cửa biên giới với Brazil để chặn hàng viện trợ
Hàng viện trợ của Mỹ tồn đọng tại Cucuta, Colombia. Ảnh Getty Images. |
Theo CNN, thậm chí, ông Maduro còn đang xem xét đóng cửa biên giới với Colombia, một động thái được cho là sẽ phong tỏa phần lớn ngoại vi nội địa của Venezuela.
Trong một bài phát biểu trên sóng truyền hình tối 21-2 (giờ địa phương), ông Maduro tuyên bố đóng cửa biên giới với Brazil và cảnh báo rằng không nên cố gắng đưa các nguồn cung cấp nhân đạo vào Venezuela bằng vũ lực.
“Tôi không muốn đưa ra một quyết định như vậy, nhưng tôi đang xem xét điều này – đó là việc đóng cửa hoàn toàn biên giới với Colombia”, ông Maduro nói. “Chúng tôi đã thực hiện tất cả các biện pháp để mọi thứ có thể được yên bình”, ông nói thêm.
Hiện nay, viện trợ từ nước ngoài đang được tập hợp tại cả Brazil và Colombia, theo lời kêu gọi của thủ lĩnh phe đối lập, cũng là tổng thống tự xưng của Venezuela, Juan Guaido. Trong khi từng chấp nhận viện trợ từ Liên Hợp Quốc hồi năm ngoái, ông Maduro kiên quyết phản đối các chuyến hàng viện trợ mới và gọi chiến dịch viện trợ của phe đối lập là “sự khiêu khích”.
Venezuela cũng đã đóng cửa giao thông hàng không và trên biển với Curacao, địa điểm tập kết hàng cứu trợ thứ ba của Guaido, cùng với đảo Aruba và Bonaire.
Trong khi thời hạn giao hàng viện trợ đang đến gần (cuối tuần này), mọi sự chú ý đang đổ dồn về thị trấn biên giới Cucuta của Colombia, nơi mà nhiều lô hàng viện trọe của Mỹ đang được chờ để chuyển đến. Thủ lĩnh phe đối lập Guaido cũng đang trên đường đến Cucuta.
Tuy nhiên, việc hàng viện trợ có tiếp cận được biên giới cũng khó lòng vào được đất Venezuela. Ngày 21-2, lực lượng Vệ binh quốc gia của Venezuela đã chặn lối đi đến hầm La Cabrera, sau khi một đoàn xe buýt chở theo các thành viên Quốc hội do phe đối lập dẫn đầu cố gắng đi qua.
Một số cuộc biểu tình đã nổ ra trên đường phố nước này kể từ cuộc khủng hoảng. Những người biểu tình kêu gọi ông Maduro cho phép các chuyến hàng cứu trợ nahan đạo được chuyển vào đất nước được cho là đang kiệt quệ kinh tế này.
Liên Hợp Quốc và Hội chữ thập đỏ cũng đã chỉ trích việc chính trị hóa việc cung cấp viện trợ, nhấn mạnh rằng viện trợ nhân đạo không nên có dính líu đến chính trị.