Vòng tránh thai "lạc" vào ổ bụng
Ngày 28-5, bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCK2) Nguyễn Minh Nghiêm, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ cho biết, các BS của BV chuẩn bị tiến hành nội soi lấy vòng tránh thai ra khỏi ổ bụng một nữ bệnh nhân.
- Nội soi lấy ống nhựa dài 30cm trong bụng nữ bệnh nhân
- Một lạng măng khô "kẹt" trong bụng người đàn ông
- Gắp đoạn dây inox cong nằm trong bụng cho một bé trai
- Xác minh vụ để quên panh trong bụng bệnh nhân 18 năm trước1
Theo đó, bệnh nhân N.T.C. (SN 1962, ngụ Hậu Giang), đến BVĐKTƯ Cần Thơ khám vì đau bụng vùng hông bên trái, tiểu gắt; thỉnh thoảng sốt, ớn lạnh. Kết quả siêu âm cho thấy bệnh nhân bị thận trái ứ nước do sỏi niệu quản.
Sau đó, các BS chỉ định chụp X-quang kiểm tra thấy bệnh nhân ngoài sỏi niệu quản trái còn có 1 vòng tránh thai (vòng Dana) bị lạc vào ổ bụng, vị trí dưới xương sườn số 12 bên trái.
Bệnh nhân C. đang được điều trị tại BVĐKTƯ Cần Thơ. |
Qua tìm hiểu, được biết bệnh nhân C. đặt vòng tránh thai cách đây 20 năm. Khoảng 12 năm trước, bà C. đến cơ sở y tế địa phương xin lấy vòng Dana và thay bằng vòng chữ T.
Đến khi mãn kinh, bà C. quyết định lấy vòng chữ T ra khỏi cơ thể vì nghĩ mình không còn khả năng mang thai nữa. Tuy nhiên, bà C. không ngờ còn 1 vòng tránh thai đã “lạc” vào ổ bụng.
Tại BVĐKTƯ Cần Thơ, bệnh nhân C. được các BS Khoa Ngoại Niệu thực hiện nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng, sau khi tình trạng tiết niệu ổn định bệnh nhân sẽ được nội soi ổ bụng để lấy vòng Dana.
Hình ảnh X-quang cho thấy vòng tránh thai "lạc" vào ổ bụng. |
BSCK2 Nguyễn Phước Lộc, Trưởng khoa Ngoại Niệu cho biết, trường hợp vòng tránh thai di chuyển vào ổ bụng rất ít gặp. Tuy nhiên, chị em phụ nữ sau khi đặt vòng tránh thai thấy có những triệu chứng bất thường, như: đau bụng hoặc ra huyết âm đạo kéo dài cần siêu âm kiểm tra xem vòng tránh thai có nằm đúng vị trí hay không (tốt nhất từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 3 sau đặt vòng) và kiểm tra định kỳ để theo dõi.