Phòng chống kháng kháng sinh từ ứng dụng phần mềm trong kê toa

Thứ Ba, 19/12/2017, 15:57
Ngày 19-12, thông tin từ Bệnh viện Nhiệt Đới TP Hồ Chí Minh cho biết đã đưa vào sử dụng phần mềm trực tuyến duyệt-cấp phát kháng sinh hạn chế. 

Trước đây, khi chưa áp dụng phần mềm quản lý kháng sinh hạn chế, việc kê, duyệt, cấp- phát và theo dõi sử dụng kháng sinh đều được thực hiện trên giấy nên còn nhiều bất cập, như: thời gian phê duyệt chậm do phải qua 03 bộ phận (lãnh đạo khoa; dược lâm sàng và lãnh đạo BV), không thuận tiện, tăng công việc cho bác sĩ; đôi khi không kịp thời phát thuốc và can thiệp khi cần hoặc ngưng sử dụng thuốc ngay. 

Khoa hồi sức tích cực của BV, nơi thường tiếp nhận những bệnh nhân nặng nhất. 

Nhờ ứng dụng phần mềm mới, sẽ giải quyết được nhiều khâu: từ việc tạo phiếu phiếu kháng sinh cho bệnh nhân, tới việc giúp khoa Dược và lãnh đạo BV trong việc kiểm tra thông tin, đánh giá việc sử dụng hợp lý để duyệt cấp phát thuốc cho bệnh nhân, kiểm soát việc cấp, ngưng cấp các kháng sinh hạn chế. Trong qui trình trực tuyến, nếu như bác sĩ lãnh đạo khoa không đồng ý, không đánh dấu vào ô đồng ý, quy trình chấm dứt, nghĩa là bệnh nhân không cần thiết phải sử dụng các kháng sinh như đã đưa ra. Hoặc, bác sĩ lãnh đạo khoa duyệt phiếu yêu cầu của bác sĩ điều trị, click vào nút “Xem phiếu” để kiểm tra các thông tin. Kháng sinh hạn chế có thể được lĩnh sử dụng cho bệnh nhân khi BS lãnh đạo khoa duyệt đồng ý, tránh chậm trễ dùng thuốc cho bệnh nhân. Dược sĩ lâm sàng "đăng nhập" xem các phiếu đã được BS lãnh đạo khoa “đồng ý”, trao đổi trực tiếp các thông tin chưa rõ, từ đó có cơ sở duyệt cấp thuốc hay không. Trong đó, riêng bước duyệt của Lãnh đạo BV được yêu cầu thực hiện trong vòng 48 h ngay khi liều thuốc kháng sinh đầu tiên thực hiện cho bệnh nhân. Nhằm xử lý kịp thời việc sử dụng các kháng sinh hạn chế nếu không hợp lý.

Trước đó, Sở Y tế TP.HCM cũng ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động dược lâm sàng tại các BV. Trong đó, đã chỉ rõ, các BV cần phối hợp chặt chẽ với từng Trưởng khoa Dược xây dựng và cập nhật tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp với danh mục thuốc nội trú và ngoại trú của BV, bao gồm việc hướng dẫn sử dụng kháng sinh, hướng dẫn cách pha và bảo quản các thuốc tiêm truyền, cảnh báo chống nhầm lẫn các thuốc có tên gọi và bao bì giống nhau. Chỉ định thuốc theo cơ địa và bệnh lý sẵn có, tương tác thuốc, phản ứng có hại của thuốc; triển khai hoạt động bình bệnh án và bình đơn thuốc với sự tham gia của dược sĩ lâm sàng, phản hồi kịp thời các sai sót đến bác sĩ trực tiếp kê đơn, đồng thời phổ biến và rút kinh nghiệm trong toàn BV. 


H.Nga
.
.
.