Khánh thành tổ hợp năng lượng tái tạo điện gió - điện mặt trời đầu tiên và lớn nhất của cả nước
- Nhà máy điện gió Mũi Dinh chính thức hòa lưới điện quốc gia
- Xây dựng nhà máy điện gió trên độ cao 1.600m
- Thông báo dịch bệnh truyền nhiễm qua nhận diện giọng nói
- Tăng giá mua điện gió từ 1-11
- Điện gió - động lực phát triển chính hướng tới tương lai năng lượng bền vững
Dự lễ khánh thành tổ hợp năng lượng tái tạo có đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh cùng đại diện nhiều bộ, ngành địa phương và đông đảo người dân Ninh Thuận.
Theo ông Nguyễn Tâm tiến, Tổng giám đốc Trungnam Group, trang trại điện gió và trang trại điện mặt trời thuộc tổ hợp này sẽ được đấu nối trực tiếp vào hệ thống lưới điện Quốc gia thông qua trạm biến áp 220 kV Tháp Chàm. Tổng sản lượng khai thác hàng năm của tổ hợp năng lượng điện gió - điện mặt trời Trung Nam đạt từ 950 triệu đến 1 tỷ kWh mỗi năm, tổng vốn đầu tư lên đến 11.000 tỷ đồng. Trong đó, trang trại điện mặt trời có công suất 204 MW, sản lượng điện tối đa ở mức 450 triệu kWh/năm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự lễ khánh thành tổ hợp năng lượng tái tạo điện gió - điện mặt trời. |
Dự án được thi công chỉ trong thời gian 10 tháng trên diện tích 264 ha, sử dụng hơn 700.000 tấm pin mặt trời thế hệ mới. Trang trại điện gió Trung Nam có công suất lên đến gần 152 MW, gồm 45 tuabin gió được lắp đặt trên các trụ có chiều cao từ 86, 116 và 127m với sải cánh từ 103, 126 và 135m để có thể khai thác tối đa các tầng gió trong khu vực. Trong đó, giai đoạn 1 Trungnam Group đã lặp đặt 17 trụ.
Cánh đồng điện mặt trời được nhà đầu tư sử dụng thiết bị Inverter và công nghệ chuyển hoá bức xa mặt trời do hãng Siemens cung cấp. Các thiết bị được thiết kế chịu nhiệt độ trên 40 độ C, mà không suy giảm hiệu suất chuyển hoá, cũng như không xảy ra tình trạng quá tải do nhiệt độ cao. Những thiết bị, phụ kiện khác do Siemens triển khai đạt được kích thước tối ưu khi gọn và nhẹ hơn so với các hãng khác.
Với 18 bán dẫn, công trình có thể tiếp tục kết nối thêm các tấm pin mặt trời trực tiếp với hệ thống đã lắp đặt và tăng sản lượng khai thác. Về công nghệ tua bin gió, đại diện Trungnam Group cho biết đây là công nghệ “không hộp số” và tự động điều chỉnh đón gió do hãng Enercon của CHLB Đức - nhà sản xuất thiết bị điện gió hàng đầu châu Âu cung cấp.
Với công nghệ tuabin này, các trụ gió tại trang trại điện gió Trung Nam có thể khởi động, vận hành bình thường với tốc độ gió 2.5 m/giây. Trong thời gian triển khai lắp đặt, dự án đã thu hút 2.500 kỹ sư, công nhân và lao động địa phương và khi đưa vào hoạt động, dự án sẽ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động tại chỗ. Nhân dịp này, Trungnam group cũng bàn giao cho địa phương một trường học trị giá hơn 40 tỷ đồng.
Phó Bí thư tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lưu Xuân Vĩnh, cho biết, tỉnh Ninh Thuận được Chính phủ xác định là trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước. Phát triển năng lượng tái được xác định là lĩnh vực mũi nhọn, đột phá trong phát triển kinh tế xã hội bền vững của tỉnh. Đến nay, trên địa bàn Ninh Thuận đã cấp chủ trương cho các dự án điện mặt trời với tổng công suất 1.816 MWh, tổng vốn đăng ký của các dự án lên đến 50.000 tỷ đồng và 800 MW điện gió, tổng vốn đăng ký gần 28.000 tỷ đồng.
Hiện đã có 8 dự án năng lượng điện gió và điện mặt trời tại Ninh Thuận được các nhà đầu tư hoàn thành, hòa vào lưới điện Quốc gia. Trong đó, điện gió có 3 dự án với tổng công suất 116 MWh và điện mặt trời có 5 dự án 631MW. Dự kiến từ nay đến cuối năm sẽ có thêm 13 dự án nữa hoàn thành với tổng công suất lên tới gần 700 MW, góp phần đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
Biểu dương đội ngũ cán bộ, kĩ sư trên công trường và người dân xung quanh hỗ trợ đưa dự án về đến đích, Phó thủ Tướng Vũ Đức Đam cho rằng Ninh Thuận và nhà đầu tư đã cùng nhau vượt qua khó khăn để cùng phát triển lĩnh vực năng lượng sạch.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, trang trại điện gió - điện mặt trời Trung Nam là tổ hợp năng lương sạch được Chính phủ quan tâm, dự án này cùng các dự án năng lượng tái tạo khác đã góp phần không nhỏ trong bảo đảm an ninh năng lượng Quốc gia.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, tập trung phát triển nguồn điện sạch tại Ninh Thuận không chỉ góp phần bảo vệ về môi trường, mà còn hỗ trợ kết hợp làm du lịch và nông nghiệp sạch để phát triển kinh tế xanh cho tỉnh Ninh Thuận. Từ đó tạo được chất lượng sống tốt hơn cho người dân địa phương.