Gìn giữ nghề làm phỗng đất

Thứ Năm, 29/11/2018, 22:22
Phỗng đất là món đồ chơi truyền thống của trẻ con Việt Nam thời xa xưa, cũng là món đồ được các đền, chùa sử dụng trong cúng bái. Ngoài ý nghĩa về giải trí, tâm linh thì phỗng đất còn mang rất nhiều ý nghĩa về lịch sử, văn hoá và giáo dục

Ông Phùng Đình Giáp - 67 tuổi (thông Đông Khê, xã Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh) cùng với vợ là bà Nguyễn Thị Điểu, đã gần 60 năm nay hai ông bà cứ miệt mài, đau đáu với phỗng đất - món đồ chơi mang nhiều ý nghĩa lịch sử, văn hoá của dân tộc Việt Nam. 

Phỗng đất là đồ được bày trong đền chùa và là đồ chơi của trẻ con thời xưa, cái thời mà mâm cỗ trung thu chỉ có ít hoa quả, bánh đúc xanh, ông tiến sĩ, đèn ông sao và một bộ phỗng đất.

Gia đình ông Phùng Đình Giáp đã giữ nghề làm phỗng đất từ thời cha ông, riêng ông Giáp đã làm phỗng đất hơn 60 năm

Một bộ phỗng đất được bày ở nhà gồm 5 nhân vật và mỗi nhân vật lại mang một ý nghĩa khác nhau nhưng liên kết với nhau: con chim tượng trưng cho khát vọng hoà bình; con rùa gắn với biển cả và trong tâm linh của người Việt thì là một biểu tượng thiêng liêng; người già và em bé tượng trưng cho sự nối tiếp truyền thống còn con phỗng hình Phật thường được đặt ở giữa có ý nghĩa tâm linh, giáo dục thế hệ sau này sống đúng mực, hiền lành. 

Bộ phỗng đất truyền thống gồm 5 nhân vật

Có thể thấy rằng, từ xa xưa ông cha ta đã đưa giáo dục vào tận những món đồ chơi đơn giản như thế này với mục đích dạy bảo con cháu không quên gốc gác của mình.

Con phỗng đất nôm na chỉ là cục đất được tạo hình và tô màu, thật sự nó không được đẹp như đồ chơi bây giờ, thậm chí có phần thô kệch nhưng để làm được phỗng đất phải thực hiện đủ 7 giai đoạn và tốn khá nhiều thời gian, nếu chỉ sơ suất 1 trong 7 giai đoạn thì sẽ không làm được hình phỗng đất.

Bà Điểu - vợ ông Giáp giã đất thó rồi sàng lấy bột mịn như bột mỳ. Đất thó hay còn gọi là đất sét được đào ngoài đồng rồi mang về phơi khô, nhìn như cục đá.

Hỗn hợp bột đất thó, giấy mủn được trộn vào nhau bằng tay rồi đập bằng chày cho đến khi mịn.

Phỗng đất được làm từ hỗn hợp giấy và đất. Giấy được ngâm nước cho mủn thành sền sệt thế này khoảng 1 tuần
Tạo hình bằng tay hoặc sử dụng các công cụ khác như que tre vót mỏng, nhọn
Hồ trắng gồm bột hồ điệp trắng, hồ nếp pha với nước và quấy bằng tay rồi lọc qua khăn cho đến khi thật mịn, từng giọt hồ chảy thật chậm rơi từng giọt qua kẽ tay mới đạt tiêu chuẩn
Loại phỗng không tô màu sẽ được đánh bóng bằng cật tre hoặc miếng nhựa
Ngoài phỗng đất truyền thống, ông Giáp còn làm thêm nhiều hình tượng khác như 12 con giáp, chủ đề theo năm...

Phỗng đất - món đồ chơi dân gian đang dần biến mất

Tô màu, màu chủ đạo của phỗng là đỏ, xanh hoặc vàng như màu trên con tò he. Sự sặc sỡ sẽ thu hút trẻ em nhiều hơn

Tượng được phủ lên 2 lớp hồ trắng, giữa mỗi lớp là một lần phơi cho khô

Sau khi tạo hình tượng mong muốn, tượng sẽ được phủ lên một hỗn hợp hồ trắng.

Đất dùng để nặn phải mịn, không dính tay





Phong Sơn(Ảnh)
.
.
.