Sinh viên gốc Á kiện Đại học Harvard vì phân biệt chủng tộc
- Đài truyền hình beIN Sports chính thức đưa ra lời xin lỗi sau sự cố phân biệt chủng tộc
- Lo ngại nạn phân biệt chủng tộc, Instagram và Snapchat loại bỏ Giphy
- CĐV Anh phân biệt chủng tộc với ngôi sao Hàn Quốc
- Siêu thị phản kháng đường lối phân biệt chủng tộc
- Người dân Mỹ xuống đường phản đối phân biệt chủng tộc
Một số sinh viên gốc Á kêu gọi "tuyển sinh bình đẳng" tại Harvard. Ảnh Getty Images. |
Quá trình xét xử vụ việc này đã bắt đầu từ ngày 16-10, kéo dài đến 3 tuần tại một tòa án quận ở Boston, Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo rằng vụ kiện này có thể sẽ trở thành một sự kiện “bước ngoặt”, ảnh hưởng sâu rộng đến sự đa dạng chủng tộc trong giáo dục đại học và các chính sách hành động có liên quan trên toàn nước Mỹ.
Những cáo buộc được đưa ra đã cho rằng Harvard trong quá trình tuyển sinh đã đặt ra những tiêu chuẩn cho những sinh gốc Á cao hơn rõ ràng so với những sinh viên thuộc chủng tộc khác. Đại diện Harvard đã lên tiếng phủ nhận tất cả những hành vi mang tính phân biệt và bảo vệ cho quá trình tuyển sinh “toàn diện” của mình.
Vụ việc này như một lần nữa làm nóng lại những cuộc tranh luận đã có từ lâu về việc Harvard có những chính sách có phần mang lại nhiều lợi thế hơn đối với các sinh viên là người Mỹ gốc Phi, Mỹ Latin nhằm “bù đắp” cho một quá trình lịch sử kéo dài của phân biệt chủng tộc trong quá khứ.
Số sinh viên là người Mỹ gốc Á tại Harvard đang ngày càng gia tăng kể từ năm 2010. Cụ thể, hiện nay, người Mỹ gốc Á chiếm khoảng 6% dân số Mỹ, đồng thời chiếm 23% trong số 2.000 sinh viên mới được nhận vào Harvard từ hơn 40.000 hồ sơ dự tuyển. Trong khi đó sinh viên gốc Phi chiếm 15% và gốc Tây Ban Nha hoặc Latin chiếm 12%, theo Times.
Trong vụ kiện được xét xử ngày 16-10, nhóm "Sinh viên hành động vì tuyển sinh công bằng", đứng đầu là nhà hoạt động xã hội Edward Blum người trước đây được biết đến với vụ kiện ĐH Austin, bang Texas, liên quan "Affirmative Action", hay còn được biết đến là chính sách đặc cách dành cho những sắc tộc thiểu số. Nhóm này cáo buộc rằng Harvard đã lạm dụng tiêu chí về tính cách để gây bất lợi cho những sinh viên gốc Á, trong khi đó lại thiên vị các sinh viên người da trắng, người Mỹ gốc Tây Ban Nha và người da màu.
Đại diện luật sư của Harvard lại cho rằng tiêu chí sắc tộc là một yếu tố quan trọng giúp Harvard đạt được các mục tiêu giáo dục, khẳng định rằng tiêu chí sắc tộc không phải là một điều tiêu cực trong tuyển sinh.
Theo quy định của Tòa án Tối cao Mỹ, các trường đại học được phép sử dụng yếu tố sắc tộc trong tuyển sinh, nhưng cũng có quy định rằng tiêu chí này chỉ được áp dụng trong thời hạn nhất định và phải được điều chỉnh phù hợp nhằm thúc đẩy sự đa dạng sắc tộc trong môi trường giáo dục.