Mỹ thừa nhận sử dụng đạn uranium tại Syria
- Iraq không kích tiêu diệt 'bộ trưởng chiến tranh' IS
- Mỹ giấu nhẹm hàng ngàn cuộc không kích1
- 140 người chết, 525 người bị thương trong cuộc không kích vào nhà tang lễ ở Yemen
- Mỹ thừa nhận giết nhầm thường dân trong các cuộc không kích khủng bố
RT hôm 14-2 dẫn lời Phát ngôn viên Bộ tư lệnh Trung ương Mỹ Josh Jacques đã tiết lộ với báo giới rằng 5.265 băng đạn xuyên giáp được sản xuất từ Uranium nghèo đã được quân đội nước này sử dụng trong ít nhất hai phi vụ không kích chống lại các đoàn xe chở dầu lậu của IS tại tỉnh Deir ez-Zor và Hasakah miền Đông Syria.
A-10 Thunderbolt (Thần sấm) hay còn gọi là Warthog, chiếc cường kích được Mỹ ưu ái sử dụng trong các nhiệm vụ không kích tại nước ngoài. Ảnh: Wiki. |
Theo ông Josh Jacques, không quân Mỹ đã khai hỏa những viên đạn “như những mũi tên thép sắc nhọn” từ phi đội máy bay A-10 Thunderbolt và phá hủy khoảng 350 xe tải chở dầu mà nước này tin là của IS.
Được biết, hồi tháng 3-2015, liên quân chống IS do Mỹ dẫn đầu từng cam kết không sử dụng “các loại vũ khí gây tranh cãi” bao gồm đạn dược uranium nghèo sau khi bị cộng đồng phản đối mạnh mẽ về việc họ dùng loại đạn nguy hiểm này trong cuộc chiến tranh Iraq năm 2003.
Giải thích việc phá vỡ cam kết của mình, phía Mỹ cho rằng việc sử dụng đạn uranium là cần thiết để đảm bảo một “hiệu suất cao hơn” trong các hoạt động không kích IS.
Việc dùng đạn uranium nghèo trong chiến sự luôn làm dấy lên mối lo ngại lây lan các phân tử phóng xạ độc hại ra không khí và gây ra thương tổn sức khỏe nghiêm trọng cho người dân và động vật tại các vùng ảnh bao gồm cả nguy cơ dị tật bẩm sinh và ung thư.
Theo các chuyên gia, các chắt độc hại từ đạn uranium sẽ bị lưu lại trong môi trường gần như mãi mãi.