Thủ tướng nêu 6 giải pháp để thực thi EVFTA
- Hỗ trợ doanh nghiệp tranh thủ cơ hội từ EVFTA
- An ninh kinh tế - nền tảng đảm bảo thực hiện thắng lợi Hiệp định EVFTA và EVIPA1
- EVFTA – Cơ hội hợp tác chiến lược hướng tới sự phát triển bền vững
- EVFTA mở ra nhiều triển vọng hợp tác Việt Nam - EU
- Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng EVFTA xuất khẩu sang Hà Lan
- Doanh nghiệp Việt với cơ hội từ EVFTA
- EVFTA tạo lực đẩy cho xuất khẩu và thu hút FDI
Hội nghị nhằm mục tiêu trao đổi, thảo luận các biện pháp thực thi EVFTA một cách đồng bộ và hiệu quả trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. Hội nghị cũng là dịp triển khai đồng bộ tới các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cả nước kế hoạch thực thi EVFTA.
Để đảm bảo việc thực thi Hiệp định được đầy đủ, đồng bộ và hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực Hiệp định của Chính phủ với 5 nhóm nội dung lớn gồm: Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định EVFTA và thị trường của các nước nước EU; công tác xây dựng pháp luật thể chế; các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực; chủ trương và chính sách đối với các tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp; và chính sách an sinh xã hội, bảo vệ và phát triển bền vững.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị trực tuyến Triển khai kế hoạch thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). |
Để triển khai hiệu quả EVFTA, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ đã xây dựng chương trình hành động, tập trung vào 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, các dự án của nhà đầu tư EU sẽ được thu hút có chọn lọc, chất lượng, tập trung vào các lĩnh vực mà EU có tiềm năng và thế mạnh như: Công nghiệp chế biến, chế tạo, sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Nhắc lại những điểm đáng lưu ý của EVFTA, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: "Cũng như các FTA khác, Hiệp định EVFTA được xây dựng trên nguyên tắc có đi có lại và cân bằng về lợi ích của cả hai bên. EU xóa bỏ thuế quan cho hàng hóa của chúng ta có cơ hội lớn hơn trong việc xuất khẩu sang thị trường EU thì ngược lại chúng ta cũng phải có nghĩa vụ mở cửa thị trường của mình cho hàng hóa của châu Âu.
Vấn đề ở đây là bên cạnh việc trang bị năng lực cạnh tranh cho hàng hóa trong nước, chúng ta cần phải tạo ra một môi trường cạnh bình đẳng, lành mạnh cho hàng hóa của cả hai bên".
Đại diện Bộ, ngành tham dự tại Hội nghị ngày 6/8 |
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, điểm đáng lưu ý là EU có cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa mang tính bổ trợ với Việt Nam và do vậy không trực tiếp cạnh tranh với hàng hóa cùng phân khúc của chúng ta.
Cũng chính vì thế, những mặt hàng mà EU có thế mạnh khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam như máy móc, thiết bị… sẽ giúp hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước giảm giá thành và nâng cao năng lực sản xuất, từ đó tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh tốt hơn.
Các đại sứ và trưởng phái đoàn đại diện các nước EU tham dự hội nghị |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, EVFTA như một tuyến đường cao tốc quy mô lớn, hiện đại, nối gần hơn giữa EU và Việt Nam. Từ đây, người dân hai bên dễ dàng hợp tác, giao lưu, các doanh nghiệp của hai bên có thể tiếp cận thuận lợi thị trường của nhau.
Tuy nhiên, để có thể đi trên con đường cao tốc hiện đại đó vẫn còn nhiều việc phải làm. Bởi, một trong những tồn tại lớn nhất là nhận thức của các doanh nghiệp về EVFTA còn hạn chế và việc tận dụng cơ hội còn khiêm tốn. Nhiều cơ quan còn chậm xây dựng văn bản pháp luật liên quan, hướng dẫn thực thi còn thiếu thống nhất gây khó cho doanh nghiệp. Đồng thời, chúng ta còn nhiều hạn chế về hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực chất lượng…”.
Nhấn mạnh một số nội dung hướng vào cơ hội và hành động khi lưu thông trên cao tốc EVFTA, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta có một niềm tin, không phải hôm nay chúng ta mới tham gia EVFTA, mà chúng ta đã có 13 FTA đang thực thi, trong đó có 2 hiệp định với nội dung rất mới, đó là CPTPP và EVFTA. Đây là những hiệp định thế hệ mới và mở ra nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam và các đối tác có liên quan.
“Cơ hội đã có, đường cao tốc đã mở, để vượt lên thách thức, nhất là thách thức suy giảm kinh tế hiện nay, thực hiện khát vọng giàu mạnh, chúng ta phải có quyết tâm cao hơn nữa, thay đổi tư duy và có hành động mạnh mẽ, quyết liệt, sáng tạo hơn nữa. Chúng ta cùng hướng tới mục tiêu nâng tầm trình độ phát triển của doanh nghiệp và cả nền kinh tế khi các doanh nghiệp Việt Nam được chơi và tiến tới được đua với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, có trình độ phát triển cao của EU”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Điều quan trọng là chúng ta hình thành các quy hoạch phát triển gắn với hệ thống kết cấu hạ tầng, là yêu cầu cơ bản cho đầu tư hợp tác thành công của các doanh nghiệp. Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý cần đặc biệt chú trọng khâu đào tạo nguồn nhân lực về quản lý nhà nước trong hội nhập quốc tế. Đây là điểm nghẽn của chúng ta mà muốn giải quyết căn cơ, phải có cách làm bài bản theo thời gian. Theo Thủ tướng, các doanh nghiệp và đặc biệt là hiệp hội, chính là chủ thể góp phần quyết định tạo nên thành công của hội nhập, thực thi EVFTA.
Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần tích cực, chủ động trong việc triển khai kế hoạch thực thi EVFTA. Chính phủ đã có kế hoạch hành động với 5 nhóm nhiệm vụ cùng 41 nhiệm vụ cụ thể với các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Các địa phương, bộ, ngành căn cứ vào kế hoạch chung của Chính phủ, để đưa ra chương trình hành động cụ thể của ngành mình, địa phương mình. Tuy yêu cầu cần có nhiều cách làm hiệu quả nhưng Thủ tướng lưu ý phải tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Giao nhiệm vụ thực thi EVFTA rất quan trọng nhưng theo Thủ tướng đưa EVFTA triển khai vào cuộc sống còn quan trọng hơn nhiều, đặc biệt phải thường xuyên rà soát, đánh giá kết quả thực hiện để làm tốt hơn nữa.
Đối với các hiệp hội, doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ cũng khuyến nghị doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy quản lý kinh doanh, chú ý hơn đến việc đảm bảo các nghĩa vụ xã hội, tiêu chuẩn lao động và nguyên tắc bảo vệ môi trường. Thủ tướng cũng khẳng định, Chính phủ sẽ làm vai trò kiến tạo phát triển, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi, định hướng, khuyến khích doanh nghiệp nỗ lực hành động để có thể nắm bắt được các cơ hội từ Hiệp định EVFTA mang lại.