Khai mạc trại sáng tác về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống”
Ngày 21-4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Bộ Công an phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc trại sáng tác văn học về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” lần thứ IV (giai đoạn 2017-2020).
- Khai mạc Trại sáng tác văn học “Cây bút vàng” lần thứ 3
- Bế mạc trại sáng tác kịch bản sân khấu quần chúng toàn quân
- Trại sáng tác kịch bản sân khấu về đề tài Vì an ninh Tổ quốc
- Bế mạc trại sáng tác văn học “Cây bút vàng” lần thứ III
- Khai mạc trại sáng tác về đề tài Công an nhân dân
- Bế mạc trại sáng tác ‘Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống’ lần thứ 3
Thiếu tướng Bùi Minh Giám, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND dự và chỉ đạo buổi lễ. Cùng dự buổi lễ có Trung tướng, nhà văn Hữu Ước, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND, Chủ tịch Chi hội Nhà văn Công an; đại diện lãnh đạo một số Vụ, Cục của Bộ Công an; đại diện Ban Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cùng hơn 30 nhà văn tham gia trại viết.
Thiếu tướng Bùi Minh Giám, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND cùng các đại biểu tham dự buổi lễ. |
Tại buổi lễ, Đại tá Mã Duy Quân, Phó Giám đốc, Phó Tổng biên tập phụ trách Nhà xuất bản CAND, đơn vị Thường trực của cuộc thi đã lần lượt giới thiệu hơn 30 nhà văn tham gia trại viết.
Có thể nói, trại viết lần này đã thu hút được đông đảo các nhà văn có tên tuổi trong giới văn chương nước nhà như Trung tướng, nhà văn Hữu Ước, nhà văn Nguyễn Đình Tú, nhà văn Phạm Quang Đẩu, nhà văn Lê Thị Bích Hồng, nhà văn Hoàng Việt Hằng…
Phát biểu tại buổi lễ, Thiếu tướng Bùi Minh Giám cho biết, năm 2020, lực lượng CAND sẽ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống (19-8-1945 – 19-8-2020). Trong hơn 70 năm vừa chiến đấu vừa xây dựng, trưởng thành, lực lượng CAND đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, cùng với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân viết lên bản anh hùng ca chói lọi, giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc…
Thiếu tướng Bùi Minh Giám, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị CAND phát biểu chỉ đạo buổi lễ. |
Thiếu tướng Bùi Minh Giám cũng cho rằng, do yêu cầu về chính trị, nghiệp vụ, mà nhiều chiến công đó chưa được nhân dân biết đến. Nhiều tấm gương chiến đấu quên mình, mưu trí, sáng tạo “chỉ biết còn Đảng, còn mình’; nhiều tấm gương tận tụy phục vụ nhân dân “lấy niềm vui, hạnh phúc của nhân dân làm niềm vui, lẽ sống của mình”... mà đúng ra phải được tuyên truyền sâu rộng cho cán bộ, chiến sĩ công an và thế hệ trẻ học tập nhưng chưa được chú ý khai thác.
Chính vì vậy mà trong những năm qua, Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam đã phối hợp tổ chức các cuộc thi viết tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống”.
Từ cuộc thi đầu tiên được phát động từ năm 1999, cho đến nay đã có 3 cuộc thi được tổ chức thành công, thu hút sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của các nhà văn, các tác giả; gặt hái được nhiều thành tựu văn học chất lượng cao. Sau mỗi cuộc thi đã xuất hiện rất nhiều tác phẩm hay, gây tiếng vang trong và ngoài lực lượng, nhận được nhiều sự quan tâm và yêu mến của bạn đọc.
Trung tướng, nhà văn Hữu Ước phát biểu tại buổi lễ. |
Gần đây nhất, cuộc vận động viết tiểu thuyết, truyện ký về đề tài “Vì An ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống 2012-2015” được phát động nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống của lực lượng CAND đã thành công rực rỡ và thu được những thành tựu rất đáng chú ý.
Có những tác giả sau khi tham gia cuộc thi đã vững vàng bước vào con đường văn chương, tạo lập được dấu ấn văn học trong lòng bạn đọc. Có những nhà văn nổi tiếng tham gia cuộc thi đã có thêm những tác phẩm ở một thể tài mới làm phong phú thêm văn nghiệp.
Các đại biểu và nhà văn tham gia Trại sáng tác |
Thiếu tướng Bùi Minh Giám khẳng định, để gặt hái được những thành quả như vậy, ngoài sự quan tâm đầu tư kịp thời của Lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục Chính trị CAND thì sự phối hợp quan tâm chí nghĩa, chí tình của Hội Nhà văn Việt Nam đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Trong cuộc thi lần này Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam sẽ tiếp tục đầu tư nhiều công sức và trí tuệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà văn sáng tác.
Việc tạo điều kiện tổ chức trại viết để chúng ta có mặt ngày hôm nay tại đây là một trong những hoạt động thiết thực đó. Hi vọng với thời gian không dài nhưng trại viết sẽ là khoảng lặng để các nhà văn, các tác giả tạm đặt những bộn bề công việc thường ngày sang một bên để tập trung sáng tác và tạo tiền đề khai bút cho những tác phẩm hay sau này.
Đại diện các đơn vị tặng hoa Đại tá Mã Duy Quân, đơn vị Thường trực của cuộc thi. |
Trung tướng Hữu ước bày tỏ mong muốn các nhà văn dành nhiều thời gian và tâm huyết để sáng tác ra các tác phẩm có chất lượng cao tham gia 2 cuộc thi này, góp phần quan trọng để hình tượng người chiến sĩ Công an ngày càng lan tỏa sâu rộng hơn nữa trong lòng nhân dân.
Trung tá, nhà văn Đào Trung Hiếu, cán bộ Ban Thư ký tòa soạn, Báo CAND “Bản thân tôi từ một người lính hình sự số 7 Thiền Quang, đến với nghề văn cũng bởi cuộc thi này. Ban đầu, có khéo hình dung lắm, tôi cũng không nghĩ rằng mình có thể viết tiểu thuyết. Vậy mà, với sự hỗ trợ, tạo điều kiện tuyệt vời về mọi mặt của NXB CAND (đơn vị Thường trực của cuộc thi), tôi cùng nhiều tác giả dự trại đã hoàn thành tác phẩm. Thật may mắn, dù là người tham gia muộn mằn nhất, nhưng tiểu thuyết Bão ngầm của tôi đã được chấm giải A. Có thể nói, nếu không có cuộc thi, chắc tôi không bao giờ dám nghĩ đến chuyện cầm bút viết văn. Và nếu NXB CAND không làm tốt vai trò “bà đỡ”, có lẽ tiểu thuyết “Bão ngầm” cũng không được ra đời. Dù đề tài ANTT là mảnh đất màu mỡ, giàu chất liệu cho các nhà văn, các cây bút gieo hạt, cày xới trên cánh đồng chữ nghĩa, nhưng nếu không có “cú huých” đủ mạnh ấy, có lẽ tôi mãi mãi là người ngoài cuộc”. Nhà văn Hoàng Việt Hằng, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam
“Đây là lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi viết tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” do Bộ Công an phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Có thể nói đây là một mảng đề tài tuy rất hấp dẫn nhưng cũng rất đỗi khó khăn. Khó khăn là bởi hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Công an mang tính đặc thù, chúng tôi có rất ít điều kiện để tiếp xúc, để biết đến công việc thầm lặng mà các anh đang ngày đêm thực hiện vì sự bình yên và hạnh phúc của nhân dân. Tham gia trại viết lần này, tôi ấp ủ đề tài tiểu thuyết viết về những người mẹ phải nuôi con trong tù. Có thể nói, trong số họ, có nhiều người ở trong tình cảnh tột cùng éo le, khó khăn. Tuy nhiên, thông qua sự nhân văn của Đảng và nhà nước, của những người cán bộ chiến sĩ quản giáo của lực lượng Công an, những thân phận ấy đã được cứu rỗi. Và tính nhân văn ấy là đích đến của tôi muốn gửi gắm tới bạn đọc trong tác phẩm này”. |