Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và C ở Việt Nam cao nhất khu vực
- Thí điểm tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ sơ sinh tại nhà
- Việt –Pháp ký thỏa thuận hợp tác nghiên cứu về HIV/AIDS và viêm gan virus
- (CẢNH BÁO) Việt Nam là một trong số nước có số người viêm gan cao
- Khoảng 8,7 triệu người Việt Nam nhiễm vi rút viêm gan B
- Viêm gan B và C là nguyên nhân gây ung thư gan hàng đầu
Tại lễ mít tinh nhân “Ngày Thế giới phòng chống viêm gan 28-7” tổ chức tại Hà Nội ngày 24-7, ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B và C cao nhất khu vực và là nguyên nhân chính dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Cũng theo ông Nguyễn Quốc Anh, tỷ lệ người nhiễm viêm gan B rất cao trong cộng đồng, tới 10-15% và dễ tiến triển nhanh tới suy gan cấp, xơ gan và ung thư gan.
Mặc dù đã có vaccine phòng bệnh nhưng do bệnh phải theo dõi và điều trị suốt đời, nên viêm gan vẫn đang là thách thức cho ngành y tế và người bệnh. Còn bệnh viêm gan C lại diễn biến thầm lặng, nên tới 90% người nhiễm viêm gan C không biết về tình trạng nhiễm virus của mình.
Đã vậy, viêm gan C lại chưa có vaccine phòng bệnh, cùng với chi phí cho điều trị cao, lại chưa được BHYT chi trả, nên hầu hết (90%) bệnh nhân chưa được tiếp cận điều trị, là những thách thức trong việc thanh toán bệnh này.
PGS.TS. Đỗ Duy Cường |
Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục Trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết thêm, tại Việt Nam lớn, cứ 100 người thì có 20 người mắc viêm gan B và 4 người mắc viêm gan C. Tỷ lệ này gấp khoảng 40 lần so với tổng số người nhiễm HIV. Vì còn nhiều trường hợp mắc viêm gan B, C không biết khiến công tác điều trị gặp nhiều thách thức.
PGS.TS. Đỗ Duy Cường, Trưởng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Bạch Mai) lưu ý rằng, viêm gan B, C là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan, ung thư gan. Đường lây truyền chính ở Việt Nam là từ mẹ sang con. Đáng lo khi chỉ có 9% người bệnh biết mình bị nhiễm, trong số này chỉ 8% được điều trị. Việc điều trị viêm gan B lâu dài, tốn kém, tuy nhiên có thể dự phòng được bằng tiêm vaccine khỏi các biến chứng xơ gan, ung thư gan với tỉ lệ tới 95%.
Lễ mít tinh nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người về bệnh viêm gan B và C đang gia tăng |
Đường lây truyền chính ở Việt Nam là từ mẹ sang con. Ngoài ra, viêm gan B còn lây truyền qua tổn thương da, niêm mạc, máu, nước bọt, dịch tiết cơ thể (tinh dịch, dịch âm đạo…); Khoảng 5% người lớn chuyển thành mạn tính, lây truyền chủ yếu do tái sử dụng bơm kim tiêm, người tiêm chích ma tuý.
Một phần đáng kể lây qua các thủ thuật y tế như phẫu thuật viên, nha sỹ, xăm trổ, dùng chung vật sắc nhọn: dao cạo râu… Đặc biệt, nguy cơ lây nhiễm khi phơi nhiễm nghề nghiệp xuyên qua da tới 30%, trong khi nhiều nhân viên y tế lại chưa biết tình trạng nhiễm của mình, chưa bao giờ được tiêm phòng vaccine nên đây là một nguồn lây đáng lo ngại.
Khá đông bệnh nhân viêm gan đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai |
Cũng theo PGS.TS. Đỗ Duy Cường, những người mắc viêm gan C có nguy cơ chuyển thành thành mạn tính chiêm 75-85%. Nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan có thể giảm bằng việc phòng bệnh, như tránh tiêm và các sản phẩm máu không an toàn; tránh thu gom và xử lý chất thải sắc nhọn không an toàn; tránh sử dụng ma túy trái phép và dùng chung dụng cụ tiêm chích; tránh quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm virus viêm gan C; tránh dùng chung các vật dụng cá nhân sắc nhọn có thể bị nhiễm bẩn với máu bị nhiễm virus; tránh xăm trổ hoặc xâu khuyên và châm cứu bằng các dụng cụ bị nhiễm bẩn.
Trước những thách thức trong điều trị viêm gan, ông Nguyễn Quốc Anh đề nghị Bộ Y tế đẩy nhanh việc cấp đăng ký lưu hành thuốc ở Việt Nam, đưa thuốc mới điều trị viêm gan C vào danh mục được BHYT chi trả với tỷ lệ hợp lý, để hàng trăm nghìn người bệnh có cơ hội chữa khỏi.
Để giảm số người mắc viêm gan, ông Nguyễn Trọng Khoa yêu cầu các bệnh viện tiếp tục nâng cao năng lực chẩn đoán, quản lý, điều trị người bệnh và cho biết một tin vui: Bộ Y tế vừa cho phép lưu hành một số loại thuốc mới tại Việt Nam, nhằm giảm giá thành thuốc điều trị.